Giải Trí

Xuyên tạc lịch sử, Snowdrop của Jisoo nhận 452 đơn khiếu nại, 200.000 chữ ký yêu cầu ngừng phát sóng

Thiên Thư - 20/12/2021 09:22 GMT+7

Tranh cãi xuyên tạc lịch sử trong phim "Snowdrop" mà Jisoo đóng chính đã nhận được 452 đơn khiếu nại, 200.000 chữ ký yêu cầu ngừng phát sóng và hàng loạt nhãn hàng rút tài trợ.

Được biết, Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc bắt đầu cân nhắc đến những vấn đề liên quan đến tranh cãi xuyên tạc lịch sử của bộ phim "Snowdrop" trong thời gian gần đây. Một quan chức của Ủy ban cho biết:

"Tính đến sáng ngày 20/12, chúng tôi đã nhận được 452 đơn khiếu nại yêu cầu xem xét lại nội dung của "Snowdrop".

snowdrop
Snowdrop bị dân Hàn phản ứng dữ dội.

Phía Disney+ cũng đã nhận được các email và cuộc gọi yêu cầu "ngừng phát trực tuyến" bộ phim này. Sáng ngày 20/12, phía Disney Korea cho biết: "Vẫn chưa có phát ngôn chính thức. Có một phần cần thận trọng trong tập 2. Chúng tôi cần cập nhật bổ sung và xem xét lại phát ngôn chính thức".

Trước đó vào ngày 18/12, một đơn yêu cầu ngừng phát sóng phim truyền hình "Snowdrop" trên bảng tin của Nhà Xanh đã đạt hơn 234.000 chữ ký (tính đến 7h sáng ngày 20/12). Được biết, nếu đơn kiến nghị có trên 200.000 chữ ký thì Chính phủ sẽ phải có nhiệm vụ phản hồi lại.

Ngay khi tập 1 lên sóng, nam chính (Jung Hae In thủ vai) là một gián điệp được nữ chính (Jisoo thủ vai) cứu vì hiểu nhầm anh ta là 1 nhà hoạt động yêu nước. Người khởi kiện cho biết: "Vào thời điểm diễn ra phong trào dân chủ, rất nhiều nạn nhân đã bị tra tấn và giết hại vì nghi ngờ là gián điệp vô căn cứ. Việc sản xuất ra bộ phim này là hạ thấp giá trị của phong trào dân chủ.

Không chỉ vậy, trong phân cảnh nam chính bỏ trốn khỏi nhân viên Bộ An Ninh quốc gia, nhà đài đã sử dụng bài hát "Dear Pine" để làm nhạc nền. Đây là bài hát dùng trong phong trào sinh viên tại thời điểm đó nhằm nhấn mạnh nỗi đau và chiến thắng của người tham gia. Việc sử dụng bài hát này trong bối cảnh phim là không thể chấp nhận được".

snowdrop-1
Hiện, bộ phim này trở thành đề tài tranh cãi lớn ở Hàn Quốc.

Trước đó, NSX bộ phim đã khẳng định: "Đây không phải phim miệt thị phong trào dân chủ và tôn vinh những kẻ gián điệp". Hiện phần thảo luận của "Snowdrop" trên kênh JTBC đã bị chặn.

Trước tranh cãi này, hàng loạt nhãn hàng đang tài trợ cho bộ phim cũng bắt đầu rút lui. Cụ thể, thương hiệu bánh gạo Ssarijae Village, công ty gốm sứ Dopyeongyo, thương hiệu trà chức năng Teazen, nội thất Heungil, trang phục Ganisong, Hans Electronics đã đăng tải lời xin lỗi trên SNS chính thức và thông báo sẽ ngừng tài trợ, đồng thời yêu cầu nhà đài xóa phân cảnh có liên quan đến nhãn hàng trong bộ phim.

Theo Hankuk Ilbo, Newsis, Starnews, Newsen, Sports Chosun...

Nguồn dịch: VKR News

Tin phổ biến