Mẹo

Làm gì khi bị bỏng: Cách sơ cứu làm giảm đau rát, tránh để lại sẹo

Linh An - 14/12/2021 14:30 GMT+7

Theo thống kê, bỏng là một trong những tai nạn thường xuyên xảy ra nhất. Và nhiều người trong chúng ta thì vẫn còn khá loay hoay không biết phải làm gì khi bị bỏng. Chính vì vậy, Sao Daily sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ cứu, xử lý vết bỏng ra sao để làm giảm đau rát và không để lại vết sẹo sau này.

Làm gì khi bị bỏng? Hướng dẫn một số cách xử lý

1. Các bước sơ cứu

Bỏng thường có hai nguyên nhân chính là do nước sôi hoặc do lửa. Tuy nhiên, dù bị bỏng vì nguyên nhân gì đi chăng nữa thì bước đầu tiên bạn cần làm là tránh xa nguyên nhân gây bỏng và đến một nơi an toàn để xử lý vết thương.

Nếu là vết bỏng do lửa, bạn hãy sử dụng cát, nước, áo khoác, áo choàng, khăn hay tấm vải lớn để đập dập lửa đang cháy. Sau đó bạn cần xé hoặc loại bỏ ngay phần quần áo trên người vẫn đang có dấu hiệu âm ỉ cháy. Nếu không có, bạn hãy choàng áo, khăn hoặc tấm vải lên người để tránh lửa tiếp xúc với da thịt.

lam-gi-khi-bi-bong
Vết thương bị bỏng do lửa. Nguồn: maclatec.vn

Sau khi bạn đã hoàn toàn ra khỏi vùng nguy hiểm thì bạn mới tiếp tục sơ cứu cả 2 trường hợp theo các bước sau:

- Đầu tiên, bạn cần nhanh chóng đưa vết bỏng vào ngâm trong nước lạnh để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ vết thương trong nước mát 15 phút. Việc này sẽ giúp vết thương dịu nhẹ đi, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ không bị ăn sâu tiếp. Lưu ý rằng bạn không được dùng đá chườm trực tiếp lên vết bỏng vì như vậy có thể vết thương càng nghiêm trọng hơn do sự thay đổi quá đột ngột của nhiệt độ trên da tay.

- Tiếp đến, bạn chuẩn bị băng gạc y tế sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ để băng vùng da bị bỏng lại, tránh để vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài.

Với những vùng da bị bỏng nhỏ, vết thương nhẹ thì bạn có thể tự điều trị tại nhà. Còn với những vết bỏng lớn và nặng hơn thì sau khi sơ cứu, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để vết thương nghiêm trọng hơn.

lam-gi-khi-bi-bong
Sơ cứu vết thương khi bị bỏng. Nguồn: vinmec.com

2. Bị bỏng nên bôi gì?

Để tránh nhiễm trùng, bạn cần dùng các loại kem bôi có chứa thành phần chống nhiễm khuẩn. Và tất nhiên bạn cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chứ không nên tự ý sử dụng thuốc ở bên ngoài.

lam-gi-khi-bi-bong
Bị bỏng nên bôi gì?

Lưu ý rằng bạn không nên dùng mỡ trăn, dầu cá, lòng trắng trứng để thoa lên vết bỏng vì chúng có thể khiến vết bỏng bị nhiễm trùng hoặc nặng hơn là sốc bỏng. Một điều sai lầm nữa là không nên bôi kem đánh răng vì chất kiềm trong kem sẽ làm vết bỏng thêm đau rát hơn.

Khi vết bỏng đã lên da non, bạn hãy thoa những gel trị sẹo có chứa thành phần giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, đồng thời giữ ẩm, kháng khuẩn và làm mềm da nữa.

3. Xử lý quần áo bị cháy khi tiếp xúc lửa

Trong trường hợp nếu bị bỏng do lửa mà quần áo vẫn bị lửa bám lên thì bạn cần giữ người bị nạn bình tĩnh và xử lý vết thương theo các cách sau:

- Bước 1: Bạn hãy giữ người bị bỏng bình tĩnh, tránh hoảng loạn vì nếu càng di chuyển nhiều thì khả năng bắt lửa cháy trên quần áo càng cao hơn.

- Bước 2: Bạn đặt người bị bỏng nằm yên trên sàn với tư thế để vết bỏng hướng lên trên.

- Bước 3: Bạn dùng một tấm vải khô, áo khoác hay tấm khăn để bọc người bị nạn lại và dập lửa. Lưu ý bạn không được dùng các vật liệu dễ cháy như nilon, như vậy sẽ càng gây nguy hiểm đến người bị bỏng hơn.

- Bước 4: Để người đó lăn trên sàn để dập lửa. Còn bạn hãy đi lấy một chậu nước hoặc một chất lỏng không bắt cháy nếu có để dội lên người bị bỏng.

Đặc biệt bạn không nên cởi quần áo của người gặp nạn ra vì quần áo lúc đó có thể sát vào da, lửa có nguy cơ tiếp xúc với da và gây nguy hiểm đến cơ thể hơn.

lam-gi-khi-bi-bong
Cách sơ cứu khi quần áo bị cháy. vietnammoi.vn

4. Làm gì khi bị bỏng? Nhưng lưu ý trong cách xử lý vết bỏng

Một số lưu ý quan trọng mà các bạn nên và không nên làm trong quá trình xử lý vết bỏng để giúp cho vết thương được mau lành và không để lại sẹo.

- Với những trường hợp vùng da bỏng có diện tích quá lớn thì bạn không nên cởi quần áo ra vì sự va quệt vào vết thương có thể làm nhiễm trùng hay đau rát. Thay vào đó bạn nên sử dụng kéo và trực tiếp cắt bỏ lớp quần áo đó ra.

- Bạn cẩn thận tháo bỏ tư trang, mọi vật cứng xung quanh vùng bị bỏng như giày dép, vòng cổ,...để tránh làm sưng nề vết bỏng.

- Tuyệt đối bạn phải giữ vệ sinh ở vùng bị bỏng. Bạn không nên bôi kem đánh răng hay mỡ trăn,...lên vết bỏng vì có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị sau này.

- Đối với những trường hợp bỏng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần cố gắng giữ cho bé bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý vết thương. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, chờ vết bỏng hồi phục, cha mẹ cũng cần giữ bé ngồi một chỗ, nằm nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy hoạt động mạnh khiến vết thương khó lành hơn.

lam-gi-khi-bi-bong
Lưu ý khi sơ cứu vết bỏng. Nguồn: vinmec.com

Bị bỏng nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Trong cả giai đoạn viêm và giai đoạn hồi phục, người bị bỏng nên lưu ý bổ sung các chất dinh dưỡng sau đây để vết thương mau lành, nhanh lên da non và không để lại sẹo:

1. Chất đạm

Chất đạm (Protein) có tác dụng tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương giúp nhanh lên da non và không để lại sẹo. Bạn có thể bổ sung chất đạm thông qua các thực phẩm như trứng, sữa, thịt bò, thịt gia cầm,...hoặc các loại hạt như đậu nành, óc chó,..

lam-gi-khi-bi-bong
Các loại hạt chứa nhiều chất đạm giúp tái tạo da. Nguồn: vinmec.com

2. Vitamin A

Vitamin A là loại vitamin nên bổ sung hàng đầu cho những nạn nhân bị bỏng. Đây là một chất rất quan trọng thúc đẩy quá trình lên da non mới và tránh để lại sẹo. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như các loại rau có màu xanh thẫm: cải bó xôi, cải ngọt,...hay các loại hoa quả như cam, quýt...đều là những thực phẩm mà bạn nên ăn nếu muốn vết bỏng mau lành nhé.

lam-gi-khi-bi-bong
Người bị bỏng nên bổ sung vitamin A. Nguồn: thegioidiengiai.com

3. Vitamin C

Ngoài vitamin A ra thì vitamin C cũng là một chất rất quan trọng trong quá trình hồi phục của vết bỏng. Hoạt chất này tham gia vào quá trình sản sinh bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm hại, tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể bổ sung vitamin này qua các loại thực phẩm như cam, quýt, ổi, cà chua, khoai lang,...

lam-gi-khi-bi-bong
Người bị bỏng nên bổ sung nhiều vitamin C. Nguồn: bachhoaxanh.com

4. Kẽm

Kẽm là một chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo tế bào mới. Những loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như thủy, hải sản: tôm, cua, cá, ngao, hàu,...hay trong các loại củ quả như bí ngô, hạt bí ngô,...

lam-gi-khi-bi-bong
Trong thủy hải sản có chứa nhiều kẽm mà người bị bỏng nên bổ sung nhiều. Nguồn: now.vn

5. Acid béo Omega 3

Acid béo Omega 3 có rất nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trôi,...Người bị bỏng nên bổ sung nhiều chất này để tăng khả năng điều chỉnh miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Như vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng vết bỏng bị nhiễm trùng cũng như đẩy nhanh được quá trình hồi phục hơn nữa.

lam-gi-khi-bi-bong
Trong cá hồi có chứa nhiều Omega 3 giúp vết bỏng mau lành. Nguồn: eva.vn

Bên cạnh những loại thực phẩm bạn nên dùng ở trên thì bạn cũng cần lưu ý tránh sử dụng các món như bánh kẹo, thịt xông khói,...Đây là những loại thực phẩm làm hao hụt các chất vitamin và chất khoáng mà cơ thể tích lũy để tái tạo mô mềm. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế rượu bia, cà phê, các chất có cồn để tránh gây mất nước và các chất điện giải, càng làm vết bỏng khó lành hơn.

Trên đây là một số điều quan trọng cần làm trả lời cho câu hỏi “làm gì khi bị bỏng”. Bởi vì việc sơ cứu khi bị bỏng vẫn bị nhiều người xem nhẹ, hậu quả là vết thương ngày càng nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng sau này. Vì vậy mỗi người trong chúng ta cần nắm rõ các bước sơ cứu để biết làm gì khi bị bỏng, bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh được an toàn nhất nhé!

>> Làm gì để may mắn trong ngày sinh nhật, bạn đã biết câu trả lời chưa?

>> 7 cách khắc phục da bị cháy nắng sau những ngày hè oi bức