1. Dấu hiệu nhận biết da bị cháy nắng
1.1. Da cháy nắng là gì?
Da bị cháy nắng hay bỏng nắng là hiện tượng của phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da với các tia cực tím (tia UV) gây nên.
Do da của con người có chứa sắc tố melanin - sắc tố mang lại màu sắc cho da và có tác dụng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời giúp làm tiêu tan 99.9% tia UV hấp thụ. Vì vậy khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều thì càng khiến melanin xuất hiện nhiều, làm da của chúng ta đen sạm đi hơn.
Đối với những người có ít sắc tố melanin thì có nghĩa là “lớp bảo vệ” của da cũng không chắc chắn. Khi chúng ta tiếp xúc lâu dài dưới ánh nắng bỏng rát sẽ gây nên hiện tượng da bị đỏ cháy, đau rát, thậm chí là phồng rộp lên,...Đó chính là da cháy nắng.
1.2. Dấu hiệu nhận biết da bị cháy nắng
- Da đỏ: khi tia UV chiếu quá lâu vào da sẽ khiến các mao mạch máu bị vỡ hoặc giãn ra gây nên tình trạng đỏ da hoặc đau rát.
- Da không đều màu: tại những vùng da tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời hơn mà không được che chắn kỹ lưỡng sẽ sản sinh ra nhiều sắc tố melanin hơn, vùng da sẽ trở nên đen sạm khiến tổng thể làn da của bạn không được đều màu, gây mất thẩm mỹ.
- Da khô sạm: nhiệt độ cao khiến làn da của bạn bị mất nhiều nước gây nên tình trạng bong tróc và chảy máu, gây đau đớn cho bạn.
- Da có thêm nhiều nếp nhăn: do các sợi collagen và Elastin trong da bị phá hủy bởi các tia cực tím của ánh nắng mặt trời mà làn da bị lão hóa, xuất hiện nhiều vết nhăn hơn.
- Da phồng rộp: khi da bị bỏng nắng, tình trạng tệ nhất có thể xảy đến là bị bỏng rộp, rỉ mủ ra. Đây là trường hợp đặc biệt cần lưu ý về tính nghiêm trọng của nó các bạn nhé.
Ngoài ra, tình trạng da bị bỏng nắng còn thường xuyên đi kèm với chứng say nắng. Bạn có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và tổn thương sức khỏe. Vì vậy các bạn cần thật cẩn thận.
2. Cách chữa trị da bị cháy nắng lâu ngày
Tuy rằng da cháy nắng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, nó được xếp vào dạng bỏng cấp độ một nhẹ nhất. Tuy nhiên nếu bạn bị cháy nắng quá nhiều lần thì cũng sẽ gây ra các tác động tiêu cực như tăng nguy cơ ung thư da, lão hóa sớm. Bởi vậy các bạn cần hết sức chú ý và không nên coi thường tình trạng này, cần có những biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả. Các bạn hãy làm theo các bước của Sao Daily sau đây để biết cách làm sao khi da bị cháy nắng nhé.
2.1. Rửa sạch vùng bị bỏng
Bước đầu tiên, bạn cần làm sạch vùng da bị bỏng nắng bằng cách dùng khăn sạch và ẩm chườm lên. Lưu ý rằng bạn không nên chà xát quá mạnh vì có thể gây kích ứng cũng như đau rát, tổn thương nặng hơn đến da.
Bạn cũng không nên dùng khăn quá lạnh để chườm vì như vậy khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm giảm tốc độ hồi phục và làm gia tăng nguy cơ tổn thương do tê cóng trên vết bỏng. Thay vào đó bạn nên rửa dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong nước mát để làm giảm sự bỏng rát, làm dịu vết bỏng hơn.
2. Bôi gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm
Gel lô hội hay kem dưỡng ẩm là những chất nhất định cần dùng trong quá trình chữa trị vết da bỏng da do cháy nắng. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có da bị bỏng nắng nếu dùng 2 chất này thì tốc độ hồi phục sẽ nhanh hơn 9 ngày so với những người không sử dụng chúng. Vì vậy đây là một cách xử trí an toàn, nhanh chóng mà hiệu quả mà bạn cần áp dụng.
Nhưng có một lưu ý rằng bạn không nên dùng 2 chất này cho các vết thương hở vì nó sẽ gây nguy hiểm cho bạn đó. Bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh để vừa có tác dụng làm mát, giúp vùng da bị bỏng dễ chịu hơn. Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin thành phần của kem dưỡng ẩm trước khi sử dụng để tránh bị kích ứng. Và tuyệt đối bạn không được bôi thuốc mỡ, bơ hay bất kỳ loại dầu nào lên vùng da bị bỏng để tránh càng làm tổn thương đến chúng nhiều hơn.
3. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình hồi phục
Để giúp cho quá trình hồi phục da được diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn thì bạn không nên để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu bạn cần phải ra ngoài trời thì bạn nên mặc quần áo và bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình.
Bạn nên chọn những bộ quần áo chống nắng có chất liệu vải thoáng mát, không nên sử dụng đồ len hoặc da bóng vì nó sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn, dễ gây nên bỏng nắng cho da hơn.
4. Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể
Khi da bị cháy nắng có nghĩa là cơ thể chúng ta đã bị mất đi một lượng nước đáng kể. Vì vậy bạn cần uống thật nhiều nước để bổ sung lại nhé.
Bạn hãy bổ sung nhiều nước ép hoa quả thay vì chỉ có nước lọc thôi. Các chất vitamin có trong nước ép sẽ giúp làn da khỏe mạnh, căng bóng, mịn màng hơn rất nhiều. Và tất nhiên bạn nên hạn chế đồ uống có cồn và có ga lại vì nó không tốt cho quá trình phục hồi của làn da.
5. Dùng các nguyên liệu tự nhiên để bảo vệ da
Từ trước đến nay, các nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, mật ong, yến mạch,... được coi là “thần dược” của làn da giúp chúng trở nên mạnh khỏe, căng bóng hơn. Trong lá trà xanh có chứa rất nhiều các chất diệp lục cùng EGCG giúp chống oxy hóa và rất nhiều các axit có lợi cho da khác. Đồng thời, khi sử dụng trà xanh thì nó cũng có tác dụng làm giảm các tác động xấu từ tia UV đến làn da của bạn.
Các bạn có thể vừa sử dụng nước trà xanh tươi để xịt trực tiếp lên mặt hoặc dùng bột trà xanh làm các loại mặt nạ thì cũng đều rất tốt cho da. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác như yến mạch hay mật ong cũng có hiệu quả rất lớn trong việc làm giảm các triệu chứng như ửng đỏ, đau rát da do bỏng nắng gây nên.
6. Đừng làm vỡ các mụn nước nhỏ
Khi làn da của bạn gặp tình trạng phồng rộp, các mụn nước nhỏ sẽ xuất hiện như ở các vết bỏng thông thường. Bạn đừng làm vỡ chúng vì như vậy rất có thể sẽ gây nhiễm trùng, vết bỏng sẽ càng nặng hơn.
Nếu trong trường hợp các mụn nước này bị vỡ thì bạn cần nhẹ nhàng làm sạch vùng da đó bằng xà phòng nhẹ và nước, sau đó thì bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng gạc không dính để băng bó lên vết thương. Nếu sau một thời gian vết bỏng vẫn không cải thiện thì bạn cần phải đến cơ sở y tế để chữa trị ngay nhé.
7. Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ cho các mụn nước lớn
Đối với các vết bỏng nắng nặng, da bị phồng rộp cùng với các mụn nước lớn thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ, không nên tự xử lý tại nhà để tránh xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.
Nếu gặp phải các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn hay ớn lạnh,...thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ ngay vì đây là những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, rất nguy hiểm nên bạn cần lưu ý.
Trên đây 7 cách khắc phục da bị cháy nắng để bảo vệ làn da của bạn trước tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Làn da không những chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà nó còn là bộ phận bảo vệ cho cơ thể bên trong của bạn. Vì vậy bạn cần chăm sóc và bảo vệ làn da thật tốt để có một diện mạo thật tươi trẻ.
>> Cẩm nang làm đẹp: Làm thế nào để giảm mỡ mặt “thần tốc”, hiệu quả cao?
>> Cẩm nang làm đẹp: Bí quyết lựa chọn son môi dành riêng cho nàng