Giải Trí

Các môn Sử, Địa, Lý, Hoá, Sinh sẽ 'biến mất' ở lớp 6 từ năm học 2021-2022

An Nhiên - 12/03/2021 16:21 GMT+7

Từ năm học 2021 - 2022, chương trình GDPT sẽ tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, tự nhiên xã hội thành bộ môn tìm hiểu xã hội theo phương hướng tiếp cận năng lực của người học.

Theo Phó Giáo sư Nghiêm Đình Vỳ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ông bày tỏ lo ngại khi các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội bị coi nhẹ. Trong nhiều kỳ thi chuyển cấp, bộ môn Lịch sử, Địa lý được tổ chức thi luân phiên hoặc được xem như bộ môn thay thế cho môn ngoại ngữ (đối với các trường chưa dạy ngoại ngữ).

tich-hop-su-dia-2
Các bộ môn Lịch sử, Địa lý không được chú trọng trong nhiều kỳ thi hết cấp

Ông Vỳ đưa ra dự kiến sẽ thay đổi trong việc dạy và học các môn khoa học xã hội ở bậc phổ thông. Ví dụ, ở cấp tiểu học, trên cơ sở học môn lịch sử và địa lý trong kế hoạch, nên mở rộng với một số nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống, chuyển từ học theo thông sử sang kể chuyện lịch sử.

Đối với bậc THCS, việc thiết kế chương trình giảng dạy lĩnh vực khoa học xã hội cần đảm bảo tính toàn diện, vừa có yếu tố chính trị, vừa tăng thêm các bài về lịch sử kinh tế, văn minh - văn hóa, quan hệ giữa các nước... Ở bậc THPT, lĩnh vực khoa học xã hội không chỉ bao gồm hai môn Lịch sử và Địa lý mà còn có các môn về xã hội học, ngoại ngữ... nhằm xây dựng thành các môn tự chọn.

Theo đề xuất của Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng và nhóm nghiên cứu đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 (Viện Khoa học giáo dục VN); lớp 1,2,3 vẫn giữ tên môn là tìm hiểu tự nhiên và xã hội; sang lớp 4, 5 nên thay Lịch sử - Địa lý bằng bộ môn "Tìm hiểu xã hội". Môn học sẽ tích hợp các kiến thực thuộc Lịch sử, Địa lý và các vấn đề xã hội khác theo không gian từ gần đến xa.

So với chương trình hiện hành, nội dung Lịch sử - Địa lý và một số vấn đề xã hội của chương trình mới cũng được sắp xếp sao cho đảm bảo sự liên kết giữa các nội dung. Mỗi năm học đều có một số chủ đề tích hợp nội dung của lĩnh vực khoa học xã hội. Trong mỗi phân môn cũng được cấu trúc theo quan điểm tích hợp. 

tich-hop-su-dia
Cần thay đổi cách dạy và học của các bộ môn Lịch sử - Địa lý

Phó Giáo sư Nguyễn Thị Minh Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã phân tích cách trình bày và nội dung mục tiêu môn học trong chương trình một số nước. Cuối cùng, bà nhận định, muốn xây dựng chương trình tích hợp thì việc quan trọng là phải lập được chủ đề và ý lớn để có cầu nối kiến thức giữa các môn. Điều quan trọng là những ý lớn phải thâu tóm kiến thúc của các môn tích hợp.

Bên cạnh đó, PGS.Nghiêm Đình Vỳ cũng chỉ ra rằng, trong đội ngũ giáo viên phổ thông có nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của môn học và trách nhiệm nhà giáo. Do đó, trong tương lai gần, nên đổi mới mô hình đào tạo giáo viên, từng bước chuyển sang hệ thống đào tạo mở như nhiều nước trên thế giới. 

PGS. Nguyễn Hữu Chí đề xuất thêm, nên cắt giảm thời lượng dành cho việc truyền thụ kiến thức. Thay vào đó, học sinh cần hoạt động tự lập theo phương châm giảng ít, học nhiều. Giáo viên sẽ dạy theo hướng luôn đặt ra câu hỏi về việc học sinh làm được những gì từ điều đã biết để tiếp cận năng lực người học.  

tich-hop-su-dia-1
Việc tích hợp bộ môn Lịch sử và Địa lý yêu cầu thay đổi cách giảng dạy theo hướng lý thuyết như trước đây

Các chuyên gia nhận định, dạy tích hợp là dạy theo kiểu tư vấn, theo hướng cá thể hóa nên một lớp học cần có sĩ số thấp. Tuy nhiên, đa số các trường học tại cả nước đều trong tình trạng quá tải học sinh. Việc này đòi hỏi phải tính toán kỹ về vấn đề liệu thời gian và năng lực của giáo viên có đáp ứng được cách dạy mới hay không?

Đã tìm ra nam sinh trong clip học sinh tát cô giáo, Bộ Giáo dục và Bộ Công an tìm biện pháp xử lý