Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi. Bởi, sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sức đề kháng và trí tuệ của bé.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ không thể uống sữa trực tiếp từ mẹ. Vậy đâu là cách bảo quản sữa mẹ an toàn và hiệu quả?
1. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra.
Trong một số trường hợp bất khả kháng, người mẹ không thể cho con bú trực tiếp thì nên vắt vào bình để trữ lại trong tủ lạnh và cho bé ăn.
Những bà mẹ nhiều sữa nhưng con không bú hết cũng có thể áp dụng cách này và để dành cho tới khi bé đói. Như vậy, người mẹ sẽ tận dụng được nguồn sữa quý báu, đồng thời còn hỗ trợ tình trạng ương tắc sữa cho phụ nữ.
Sữa vắt ra có thể bảo quản bằng ngăn mát hoặc ngăn đông. Cụ thể là 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa nhưng vẫn có giá trị về dinh dưỡng). Sau khi đã hâm nóng cho một lần ăn, sữa thừa sẽ phải bỏ đi.
Sữa mẹ nên đựng trong bình nhựa hoặc bình thủy tinh (đã luộc kháng khuẩn) rồi cất vào tủ cấp đông. Nếu tủ đông có nhiều diện tích có thể chọn xếp theo thứ tự từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết ngày lên tờ giấy nhớ và dán vào bình để phân biệt sữa mới và cũ.
Khi cần sử dụng, các mẹ có thể rã đông bằng những bước sau:
- Để sữa xuống ngăn mát trước 1 ngày.
- Sau khi rã đông, hãy hâm sữa với nhiệt độ phù hợp rồi cho bé bú. Lưu ý, không rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì điều này sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các mẹ cần chú ý những yếu tố sau để quá trình bảo quản sữa diễn ra thuận lợi:
- Tuyệt đối không trữ sữa trong bình hoặc túi chưa được khử trùng.
- Ở nhiệt độ phòng, chỉ nên sử dụng sữa mẹ trong vòng 6 đến 8 tiếng sau.
- Nếu sữa được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, bạn có thể sử dụng trong tối đa là 3 tháng.
- Người mẹ cần phải hâm nóng và kiểm tra chất lượng trước khi cho bé uống sữa đã được bảo quản.
- Tuyệt đối không đun sôi sữa hoặc hâm nóng bằng lò vi sóng.
2. Những cách hâm nóng sữa mẹ
Trong phần 2, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho phụ huynh các cách hâm nóng sữa mẹ vừa an toàn vừa hiệu quả:
Có nên hâm nóng sữa mẹ bằng nước sôi?
Đây là cách quen thuộc và đơn giản nhất đối với các bậc phụ huynh. Hâm nóng sữa mẹ bằng nước sôi pha với một chút nước để ở độ nóng vừa phải để làm ấm sữa nhanh hơn.
Sau khi rã đông tự nhiên, sữa vẫn còn khá lạnh, vì vậy bạn cần pha một bát nước ấm để ngâm cả bình sữa vào trong. Lưu ý, không nên hâm nóng sữa bằng nước sôi vì điều này sẽ khiến bé dễ bị bỏng khi uống.
Nước quá lạnh hoặc nước thông thường không có khả năng làm ấm sữa nên cũng không được áp dụng. Trong quá trình ngâm, phụ huynh nên chú ý không đổ quá nhiều nước, tránh trường hợp nước rò rỉ vào trong bình.
Sữa đã rã đông tự nhiên chỉ cần hâm trong vài phút là được. Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng, người mẹ nên khuấy đều để kiểm tra xem còn đọng tinh thể nào ở trong sữa hay không, đồng thời cũng xác định độ ấm phù hợp với trẻ.
Dùng máy hâm sữa
Mỗi máy hâm sữa sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, vì vậy, các mẹ nên kiểm tra trước khi mua. Sản phẩm này có mức giá thấp và dễ sử dụng nên gia đình nào cũng có thể mua 1 cái để phục vụ nhu cầu.
Cách thực hiện: Các mẹ đặt bình vào khoang hâm nóng, để nước vào vạch đánh dấu và chọn nhiệt độ hâm phù hợp nhất với máy.
Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, phụ huynh có thể trữ sữa trong máy và đợi đến lúc sử dụng thì lấy ra.
3. Những điều cần lưu ý mà các mẹ không thể bỏ qua
Sữa hâm nóng để được bao lâu?
Sữa mẹ để quá lâu sau khi làm nóng ở điều kiện thường có thể khiến các chất bên trong bị biến đổi. Lúc này, việc cho con sử dụng là không phù hợp. Do đó, sữa mẹ sau khi rã đông chỉ nên dùng sau 1 giờ và trong 1 lần hâm nóng.
Không nên đun sôi sữa mẹ
Đun sôi sữa mẹ là điều không nên, kể cả sữa bột. Bởi, hoạt động này khiến vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác bị bay hơi.
Sữa mẹ đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng ở nhiệt độ 70 độ C, vậy nên khi hâm lại, phụ huynh cũng không nên sử dụng nước quá nóng.
Sữa mẹ trong máy hâm sữa để được bao lâu?
Theo các chuyên gia, sữa ở nhiệt độ ấm kích thích vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Điều này cũng có nghĩa, máy đã được hâm nóng sẽ nhanh bị hỏng hơn. Lời khuyên cho các mẹ là chỉ nên sử dụng sữa đã hâm trong 1 giờ đầu tiên.
Tại sao các mẹ nên sử dụng máy hâm sữa?
So với việc hâm nóng thủ công thì cách hâm nóng bằng máy được nhiều bà mẹ tin tưởng hơn. Lý do là vì, máy vừa có tác dụng nhanh hơn vừa giúp các mẹ hâm sữa một cách chính xác.
Thêm nữa, máy hâm nóng còn có khả năng giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng bên trong sữa với nhiệt độ chuẩn xác để mẹ yên tâm cho con sử dụng.
4. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Dưới đây là một số cách nhận biết sữa bị hỏng giúp phụ huynh loại bỏ kịp thời:
- Mùi hôi: Sữa thông thường có mùi đậm, nếu các mẹ phát hiện mùi hôi, chắc chắn chất lượng sữa lúc này đã không còn đảm bảo.
- Váng sữa không tan: Thông thường, sữa mẹ có nhiều chất béo và dễ xuất hiện váng sau một thời gian bảo quản. Khi lắc nhẹ sữa mà thấy váng sữa có dấu hiệu tan dần thì chất lượng của sữa vẫn tốt. Ngược lại, váng sữa không có hiện tượng tan nghĩa là sữa đã bị hỏng.
- Vị lạ: Đôi khi mắt thường không đủ để phát hiện sữa đã hỏng hay chưa, vì vậy, chúng ta cần phải nếm thử. Nếu có vị lạ thì các mẹ không nên tiếp tục cho con sử dụng.
- Bé không chịu uống: Vị giác của bé vô cùng nhạy cảm, do đó, nếu trẻ không chịu uống sữa, rất có thể là do đã có vị khác lẫn vào.
Bài viết trên đây đã giải thích cho các bậc phụ huynh câu hỏi “có nên hâm nóng sữa mẹ bằng nước sôi không?". Ngoài ra, nội dung trong bài còn đưa ra những lưu ý dành riêng cho mẹ để bảo quản nguồn sữa chất lượng. Hy vọng cha mẹ đã biết cách bảo quản sữa hợp lý để cho con sử dụng hàng ngày.
>>> Tin xem thêm: Giải đáp: Những thứ bà bầu không nên ăn trong suốt thời kỳ mang thai