1. Một số lưu ý khi chỉnh dây đàn
1.1. Biết vị trí các dây
Việc đầu tiên bạn cần nắm vững trước khi bắt tay vào chỉnh dây đàn guitar là phải biết rõ vị trí các dây và ký hiệu từng dây ứng với nốt nhạc để việc chỉnh dây và đọc hợp âm chuẩn xác.
Đàn guitar có 6 dây, nếu đếm theo thứ tự từ phải qua trái thì ta có:
- Dây số 1: Nốt Mí - ký hiệu (E).
- Dây số 2: Nốt Si - ký hiệu (B).
- Dây số 3: Nốt Sol - ký hiệu (G).
- Dây số 4: Nốt Rê - ký hiệu (D).
- Dây số 5: Nốt La - ký hiệu (A).
- Dây số 6: Nốt Mí – ký hiệu (E).
Lưu ý rằng trên đàn guitar có 2 dây E. Tuy nhiên, dây số 1 là dây mỏng nhất còn dây số 6 lại có đường kính to nhất.
1.2. Biết khóa đàn nào tương ứng với dây đàn nào
Khóa đàn guitar là bộ phận giúp chỉnh dây để dây căng hơn hoặc trùng hơn. Tùy theo yêu cầu của từng bài hát sẽ đòi hỏi những nốt cao, trầm khác nhau nên việc chỉnh khóa dây cần thực hiện thường xuyên. Trong khi đánh đàn, những dây được căng thẳng, trong mức độ cho phép sẽ tạo ra âm thanh cao hơn, còn những dây có độ trùng hơn sẽ tạo ra âm thanh thấp hơn.
Theo nguyên tắc chung, khi muốn căng dây đàn thì chúng ta vặn khóa đàn ngược chiều kim đồng hồ, còn nếu muốn chỉnh dây để dây trùng thì vặn theo chiều kim đồng hồ. Một trong những lỗi mà nhiều bạn mới tập chơi guitar mắc phải đó là vô tình làm đứt dây đàn khi chỉnh. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến thường là do chỉnh dây guitar vượt quá cao độ hoặc vặn chỉnh dây quá nhanh làm dây giãn không kịp.
Cách lên dây đàn guitar không bị đứt là cần luyện tập khả năng cảm âm nhiều hơn hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ để không chỉnh dây căng quá mức. Khi chỉnh, nếu thấy dây khá căng thì bạn nên vặn từ từ để dây giãn kịp.
2. Những cách lên dây đàn guitar chuẩn
2.2. Dùng máy lên dây đàn
Thiết bị được dùng để chỉnh dây đàn guitar có tên gọi là Tuner. Tuner có thiết kế rất nhỏ gọn, có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng bán nhạc cụ. Đây được xem là cách chỉnh dây đàn đơn giản, nhanh nhất và đảm bảo cho dây đàn có độ chính xác cao hơn.
Tuner có rất nhiều loại khác nhau, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính mà có mức giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn. Một số loại máy Tuner hiện nay không chỉ giúp bạn biết được nốt đang đánh là nốt nào mà còn thể hiện số dây tương ứng. Ngoài ra, chiếc máy này còn có thể sử dụng để lên dây nhiều loại nhạc cụ khác như ukulele, violin, guitar bass,...
Để sử dụng Tuner cũng rất đơn giản, các bạn thực hiện như sau:
Bước 1:
Kẹp Tuner lên đầu cần đàn ukulele.
Bước 2:
- Bật nút nguồn trên Tuner và mở chế độ sang chỉnh dây đàn guitar. Tùy vào từng loại Tuner mà có máy sẽ hiện chữ guitar hoặc chỉ hiện chữ “G”.
- Lần lượt gảy từng dây đàn với lực vừa phải để chỉnh, tuy nhiên lời khuyên cho bạn là nên chỉnh dây số 1 trước vì nó khá nhỏ và thường hay bị đứt.
- Quan sát màn hình, khi thấy kim chỉ vào vị trí trung tâm của thang đo, màn hình Tuner chuyển màu xanh lá có nghĩa dây đã được chỉnh đúng. Ngược lại, nếu bạn thấy màn hình chuyển đỏ thì cần tiếp tục vặn khóa đàn để dây căng/trùng hơn cho đến khi màn hình hiện xanh.
- Lặp lại thao tác với các dây còn lại.
2.2. Dùng phần mềm lên dây đàn
Bên cạnh việc dùng máy để chỉnh thì hiện nay Tuner cũng có phiên bản phần mềm trên điện thoại và laptop. Vì vậy, Bạn chỉ cần lên App Store hoặc Google Play, tìm kiếm “Tuner” và sau đó download về máy.
Cách sử dụng phần mềm không có nhiều khác biệt so với việc dùng máy Tuner, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
Bước 1:
- Mở phần mềm Tuner lên và chọn chế độ điều chỉnh dây đàn.
- Ngoài ra, phần mềm này còn có thêm mục thư viện bài hát, các trò chơi có thể giúp bạn luyện tập và nâng cao thêm khả năng cảm âm cho bản thân.
Bước 2:
- Bạn cũng gảy từng dây một, bắt đầu từ dây số 1 nhỏ nhất để xem nốt đó đã được chỉnh đúng âm chưa.
- Khi gảy nếu thấy có tên nốt tương ứng màu xanh hiện lên ở giữa màn hình điện thoại hay laptop thì có nghĩa dây đàn đó đã được chỉnh đúng. Nếu không, bạn cũng cầnvặn khóa đàn để điều chỉnh về độ căng/trùng.
- Tiếp tục thực hiện thao tác trên với các dây còn lại.
Tuy nhiên khi dùng phần mềm Tuner để lên dây đàn, bạn cần thực hiện trong một không gian yên tĩnh, không có tiếng động lớn. Nếu chỉnh ở một nơi ồn ào sẽ không thể đúng cao độ và âm thanh.
2.3. Lên dây đàn guitar bằng tay
Lên dây đàn guitar là một cách chỉnh truyền thống, nếu bạn muốn phát triển, luyện tập và nâng cao thêm khả năng nghe cũng như khả năng chỉnh âm thì nên áp dụng phương pháp này.
Việc chỉnh dây đàn bằng tay cũng không quá khó, chỉ cần bạn chỉnh đúng một dây là có thể dựa vào nó để chỉnh các dây còn lại. Trong bài viết này, dây được chọn làm chuẩn là dây số 6.
Để chỉnh dây số 6 chuẩn, bạn cần có phương pháp phù hợp. Cụ thể, hãy tìm kiếm và lắng nghe âm thanh của dây số 6 trên một cây đàn guitar chuẩn, sau đó vặn khóa đàn chỉnh dây để khi đánh, dây ở đàn có âm thanh giống với âm chuẩn đó.
Việc tìm âm thanh chuẩn không khó, bạn chỉ cần truy cập vào các web âm nhạc uy tín hoặc lên Youtube để nghe. Để chủ động, bạn nên tải sẵn một file MP3 của âm dây số 6 về máy.
Sau khi chỉnh thành công dây 6, để chỉnh dây 5 bạn thực hiện việc bấm phím số 5 của dây 6 và vặn khóa đàn cho đến khi cao độ của dây 5 bằng với phím 5 dây 6. Dựa theo nguyên tắc này, bạn tiếp tục chỉnh nốt các dây còn lại như sau:
- Phím 5 dây 5 = dây 4.
- Phím 5 dây 4 = dây 3 .
- Phím 4 dây 3 = dây 2 (lưu ý đây là dây duy nhất không dùng phím 5 để so, tránh trường hợp chỉnh nhầm).
- Phím 5 dây 2 = dây 1.
Trên đây là những hướng dẫn cách lên dây đàn guitar để có được âm thanh chuẩn cao độ của từng nốt, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần tốn tiền đem ra ngoài hàng. Ngoài ra, để nâng cao khả năng cảm âm và có thể đạt tới trình độ không cần dùng tới các dụng cụ hỗ trợ để chỉnh dây thì bạn cần phải kiên trì luyện tập. Chúc các bạn thành công.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn trang trí Noel văn phòng đơn giản mà vô cùng đẹp mắt