Giải Trí

Tiểu sử Trịnh Công Sơn – Là nam nhạc sĩ thành công nhất nhì Việt Nam nhưng chưa bao giờ có một mối tình trọn vẹn ngoài đời

Lê Hồng - 22/11/2022 09:23 GMT+7

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được xem là người có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

1. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ai?

Trịnh Công Sơn (1939 - 2001). Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình ông vinh dự được biết đến là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc. Không chỉ sáng tác, Trịnh Công Sơn còn khiến mọi người phải kính trọng vì còn là một nhà thơ, họa sị, diễn viên, ca sĩ,... với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Chưa dừng lại ở đó, thành công lớn nhất trong sư nghiệp của ông có lẽ là được mọi người nhìn nhận là một triết gia trong tư tưởng âm nhạc.

Hình ảnh Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Hình ảnh Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

2. Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Sinh ngày: 28/ 2/1939

Mất ngày: 1/4/2001 (62 tuổi)

Nguyên quán: làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công, họa sĩ, nhà thơ

Dòng nhạc: Tình khúc 1954 – 1975, nhạc phản chiến, nhạc thiếu nhi

Ca sĩ trình bày thành công: Khánh Ly, Hồng Nhung

Ca khúc tiêu biểu: Diễm xưa, Biển nhớ, Cát bụi, Hạ trắng, Bay đi thầm lặng, Biển nghìn thu ở lại,…

Giải thưởng và tôn vinh: Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"; Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ"; Có tên trong từ điển bách khoa Pháp Les Million; Năm 2015, Hà Nội quyết định đặt tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho một tuyến phố dài 900m,…

trinh-cong-sonluki-16172480528981466056664

3. Cuộc đời lắm thăng trầm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Sinh ra và lớn lên tại Huế nên lúc nhỏ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau đó khi vào Sài Gòn ông theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1955, gia đình ông gặp phải biến cố lớn khiến cuộc sống đảo lộn hoàn toàn. Theo đó, người cha Trịnh Xuân Thanh mà ông hết mực kính trọng và yêu thương đột ngột mất đi trong một tai nạn giao thông. Năm đó, Trịnh Công Sơn được 16 tuổi. Mất đi người cha, ông dường như rơi vào trạng thái buồn bã trong suốt một thời gian dài, thậm chí nó còn trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống và cả âm nhạc sau này của Trịnh Công Sơn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trải qua một tuổi thơ nhiều thăng trầm
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trải qua một tuổi thơ nhiều thăng trầm

Biến cố tiếp theo xảy ra với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đó chính là vào năm 18 tuổi. Thời điểm đó rơi vào năm 1957, ông từ Sài Gòn về quê thăm nhà và cùng em trai của mình là Trịnh Quang Hà tập võ để chuẩn bị thi lên đai thì bất ngờ xảy ra tai nạn.

Cậu em Trịnh Quang Hà trong lúc đang tung cú thúc cùi chỏ về phía ông anh thì bất ngờ bị ngã nhào lên anh trai. Do bị thổ huyết nhiều máu, bị vỡ mạch máu phổi nên Trịnh Công Sơn đã phải nằm liệt giường gần 2 năm. Trong đó, mất một năm đầu tiên ông không đi lại được cũng không ăn được gì ngoài húp cháo lỏng cho qua ngày. Năm thứ hai khi bệnh tình đã có tiến triển ông không muốn lãng phí thời gian nên đã quyết định đọc sách về triết học, phật học, đến văn học, dân ca.

tcs-10

Cuộc đời đau khổ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn chưa kết thúc khi gia đình ông lẫm vào cảnh nghèo đói. Được biết, trước khi cha mất, gia đình có kinh tế khá giả vì có cửa hàng xe đạp lớn trên phố. Việc kinh tế gia đình đi xuống nguyên nhân xuất phát từ việc mẹ của ông một lần mở tủ lấy tiền nhưng quên không đóng lại khiến toàn bộ tài sản bị lấy hết và người trộm không ai khác chính là thợ làm việc cho gia đình.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người đeo mắt kính
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người đeo mắt kính

4. Sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

4.1. Trịnh Công Sơn có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam

Năm 17 tuổi, Trịnh Công Sơn đã tự tay sáng tác ra hai ca khúc là “Sương Đêm” và “Sao Chiều” nhưng thật đáng tiếc chúng không được công bố đến người nghe nhạc. Đến năm 1959, khi ca sĩ Thanh Thúy trình bày ca khúc “Ướt Mi” thì tên tuổi của ông mới được nhiều người biết đến. Thời điểm này, tài năng âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng mới được gia đình, bạn bè biết và ủng hộ. 

Tiếp đến, trong thời gian học ở Quy Nhơn, ông tiếp tục theo đuổi niềm đam mê sáng tác của mình bằng cách viết ra rất nhiều ca khúc hay như: Dã Tràng Ca, Biển Nhớ, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Nắng Thủy Tinh,…

Nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam

Hè năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Qui Nhơn, ông được điều lên thành phố Bảo Lộc để dạy tiểu học. Trong thời gian này, ông cũng cho ra mắt nhiều bài hát trong đó có bài “Lời Buồn Thánh, Tuổi Đá Buồn” được rất nhiều người yêu thích.

Có một điều chúng ta có thể khẳng định rằng đến thời điểm kết hợp cùng với ca sĩ Khánh Ly thì tên tuổi của Trịnh Công Sơn mới thật sự nổi tiếng. Thời điểm đó, cả hai dựng một quán cafe đơn sơ trên bãi đất cỏ tại trường Đại học Văn hóa Sài Gòn nhưng vì sự kết hơp ăn ý mà sân khấu đó ngày càng được nhiều người biết đến, sự nghiệp của cả hai cũng lên như "diều gặp gió". Năm 1970, một số ca khúc của ông đã được được đến gần với công chúng Nhật Bản trong đó phải kể đến như:  "Diễm xưa" (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), "Ca dao Mẹ", "Ngủ đi con". 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly

Sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu gặp khó khăn kể từ sau năm 1975 bởi vì nhiều bài hát của ông bị cấm lưu hành ở tại Việt Nam, một số người còn kêu gọi tẩy chay ở các nước hải ngoại. Từ đầu thập niên 1980, ông bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông tiếp tục cho ra mắt những ca khúc như: Thành phố mùa xuân, Ngọn lửa vĩnh cửu Moskva, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... 

trinh-cong-son1-825x510

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông có khoảng hơn 600 ca khúc tuy nhiên, tới tháng 4 năm 2017 chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép. Ngoài ra, ông còn là tác giả được trả tác quyền nhiều nhất với hơn 820 triệu đồng trong năm 2015 và luôn trong top 5 nhạc sĩ có tiền trả tác quyền cao nhất.

4.2. Trịnh Công Sơn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư

Ngoài sáng tác nhạc, Trịnh Công Sơn còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi tham gia đóng phim. Theo đó, ông vào vai chính trong bộ phim "Đất khổ" được quay từ năm 1971 và hoàn tất vào năm 1973. 

Ông đóng vai chính trong phim
Ông đóng vai chính trong phim "Đất khổ"

Trong "Đất khổ", Trịnh Công Sơn đã vào vai nhạc sĩ Trịnh Quân. Xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với hình ảnh một người đàn ông mặc trang phục áo jacket bụi bặm, quần jeans ống loe cùng cây guitar... khiến người xem cảm nhận được tâm tư tình cảm của nhân vật cũng như vô cùng xúc động khi xem trọn vẹn hết bộ phim.

4.3. Sáng tác thơ và để lại nhiều tác phẩm hội họa

Đa số mọi người gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nhưng cũng có một số ít gọi ông là  “người thơ ca” hay “người hát thơ”, nghĩa là, ông là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhiều người nhận xét, ở mảng sáng tác thơ ông không phải là một nhà thơ bình thường, ông là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt. 

tcs_ESHO

Đó là về sáng tác thơ, còn về lĩnh vực hội họa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng được đánh giá cao. Ông từng nói: "Hội họa là cõi trú thứ hai, bên cạnh cõi trú âm nhạc; khi ngôn ngữ và âm thanh bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi".

Nhạc sĩ triển lãm chung nhiều lần tại TP HCM cùng các họa sĩ chuyên nghiệp như:  Tôn Thất Văn, Đinh Cường (tại nhà 47 C Phạm Ngọc Thạch, tháng 3/1988), Đỗ Quang Em, Đinh Cường tại Nhà Hữu nghị Tiệp Khắc (tháng 1/1989), Đỗ Quang Em, Trịnh Cung tại nhà hàng Ritz (15/2/1990 đến 2/1/1991),…

1-1551338021-1648694081

5. Đời tư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Chọn cuộc sống cô độc nhưng ai cũng biết rằng Trịnh Công Sơn là một người nghệ sĩ đào hoa vì ông yêu rất nhiều, một số "bóng hồng" còn trở thành nguồn cảm hứng để ông đưa vào nhạc, thơ, hội họa của mình. Tuy nhiên, bằng những câu chuyện, lý do khác nhau, Trịnh Công Sơn chưa bao giờ có một mối tình nào trọn vẹn. Trước khi mất, ông vẫn không có bất kỳ ai để bầu bạn trăm năm như lẽ thường ở đời.

Nhiều tài liệu cho biết, Trịnh Công Sơn ít nhất 2 lần trong cuộc đời có ý định từ giã cuộc sống độc thân. Lần đầu tiên vào năm 1983 với một thiếu phụ tên C.N.N sống tại Pháp. Theo đó, người này đã bay về Việt Nam để chuẩn bị đám cưới với ông, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà đám cưới không được diễn ra, cả hai đã chính thức chia tay.

Trịnh Công Sơn có nhiều
Trịnh Công Sơn có nhiều "bóng hông" nhưng cuối cùng ông chọn cuộc sống độc thân

Người con gái thứ hai ông có ý định lấy làm vợ đó chính là Á hậu Tiền Phong 1990, người kém ông 30 tuổi, sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, tài giỏi và thông minh. Nhưng một lần nữa, đám cưới lại không thành dù lễ phục đã chuẩn bị xong. 

Trịnh Công Sơn và Á hậu Vân Anh
Trịnh Công Sơn và Á hậu Vân Anh

Ngoài hai người ông có ý định kết hôn nhưng không thành trên thì Trịnh Công Sơn còn có mối tình sâu đậm với Bích Diễm – người con gái dong dỏng cao, nét mặt thanh tú và có bước đi nhẹ nhàng. Cả hai dành tình cảm cho nhau nhưng vì sự ngăn cấm của cha Bích Diễm mà cả hai chẳng thể nào đến được với nhau. Và bài hát “Diễm xưa” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho ra đời.

Trịnh Công Sơn và Bích Diễm
Trịnh Công Sơn và Bích Diễm

Mối lương duyên không thành của Trịnh Công Sơn sau đó được Dao Ánh – em gái Bích Diễm bù đắp. Biết chị mình đã làm cho ông đau khổ nên Dao Ánh viết thư động viên Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà mối tình này cũng khỉ kéo dài được đúng 4 năm. Khoảng thời gian này, nhạc sĩ đã viết cho cô gái nhỏ khoảng 300 bức thư, trong đó có những lời lẽ nồng nàn đầy tình yêu thương.

Trịnh Công Sơn và Dao Ánh
Trịnh Công Sơn và Dao Ánh

>> Xem thêm: Khán giả tranh cãi trái chiều về phim Em Và Trịnh

Trên đây là tất tần tật về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mong rằng, bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều thông tin thú vị.

Tin phổ biến