1. Những mẹo trị hôi miệng tại nhà
Mẹo trị hôi miệng bằng bạc hà
Lá bạc hà có khả năng khử mùi và kháng khuẩn cao, bạn có thể tận dụng ngay những lá bạc hà trong sân vườn để đánh bay mùi hôi của miệng.
Bạn chỉ cần giã lá bạc hà ra và lấy nước, pha với nước lọc tỉ lệ 1:3 để súc miệng hàng ngày (2 lần/ ngày). Ngoài ra người dùng cũng có thể nhai trực tiếp lá bạc hà để có tác dụng cao hơn.
Mẹo trị hôi miệng bằng trà xanh
Chất polyphenol có trong trà xanh có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn cũng như giảm được mùi hôi miệng hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người uống trà thường xuyên có khả năng bị hôi miệng ít hơn hẳn, và những người đã bị hôi miệng cũng có thể sử dụng trà xanh để điều trị hôi miệng, vô cùng hiệu quả.
Cách làm như sau:
Chỉ cần rửa sạch lá trà xanh, vò nát rồi đun sôi với nước. Để nguội bỏ bã, rồi thêm một chút muối vào và hòa cùng, sau khi nước đã nguội thì cho vào chai, bảo quản trong tủ lạnh. Hãy súc miệng khoảng 5 đến 10 phút, mỗi ngày 2 lần. Sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy ngay được hiệu quả vô cùng rõ của phương pháp này. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng nước chè (chè uống) để điều trị hôi miệng nhưng cách này thường gây vàng răng nên không được nhiều người áp dụng.
Mẹo trị hôi miệng bằng lá chanh tươi
Trong chanh có tính axit nhẹ có khả năng sát khuẩn và khử mùi vô cùng hiệu quả. Chanh cũng có thể được áp dụng để khử mùi hôi miệng. Khi đưa chanh vào miệng, những tinh chất có trong chanh có thể làm khử đi mùi hôi miệng vô cùng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng dao lọc phần vỏ chanh ra, rửa sạch và nhai thật kỹ rồi nuốt. Thực hiện mỗi lần 1 ngày, vậy bạn sẽ có được hơi thở thơm tho dễ chịu.
- Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm một chút muối. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để ngậm hoặc súc miệng (2 lần/ngày) mùi hôi khó chịu sẽ biến mất sau vài ngày sử dụng.
Mẹo trị hôi miệng bằng gừng tươi
Gừng là một loại phụ gia không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhờ vào tính nóng, vị cay và chứa nhiều tinh dầu thơm đặc biệt khó khả năng khử mùi hôi rất hiệu quả. Ngoài công dụng làm khử mùi hôi miệng gừng còn có tác dụng như: trị ho, giải cảm, chữa lạnh bụng….
Cách làm:
Để sử dụng hiệu quả nhất cách này thì bạn nên thái mỏng hoặc đập dập gừng, rồi cho gừng vào trong nước sôi khoảng 5 phút, sau đó sử dụng khi nước còn ấm. Cách này chúng ta nên sử dụng thường xuyên, 2 lần/ngày sẽ điều trị được hôi miệng.
2. Những nguyên nhân gây ra hôi miệng
Về cơ bản hôi miệng không có gì nguy hiểm nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều mặc cảm, khó chịu khi giao tiếp trong cuộc sống và công việc. Những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng chính có thể kể tới như:
Vệ sinh răng miệng kém
Trên thực tế, đa số chúng ta đều chưa có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy vệ sinh răng miệng 2 lần 1 ngày (vào sáng và tối) thay vì chỉ vệ sinh một lần vào buổi sáng. Khi không vệ sinh răng miệng tốt thực phẩm bị mắc kẹt lại trong những kẽ răng và được phân hủy bởi vi khuẩn và tạo ra mùi hôi và những mùi khó chịu hơn thế.
Ăn những thực phẩm có mùi khó chịu
Thực phẩm chúng ta ăn vào cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới mùi hôi miệng. Những thực phẩm như mắm, mắm tôm, cá, tỏi, hành…là những thực phẩm gây ra mùi khó chịu trong miệng thấy rõ nhất nhưng thật may là đây chỉ là những tác nhân gây mùi hôi trong thời gian ngắn.
Bị các bệnh đường hô hấp
Những bệnh nhân bị xoang mãn tính hay nghẹt mũi cũng là những người có khả năng bị mùi hôi trong miệng.
Sử dụng thuốc lá và rượu bia
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hơi thở, một phần là khoang miệng bị ám mùi hôi do mùi thuốc lá, một nguyên nhân khác là do rượu và thuốc là khiến cho miệng chúng ta bị khô và dễ bị tạo ra mùi hôi.
Hôi miệng do một số bệnh khác
Hôi miệng sẽ không gây ra nhiều khó khăn và cũng không phải là bệnh lý ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bị nhưng đây có thể là dấu hiệu của các căn bệnh khác như: trào ngược dạ dày, suy thận, các bệnh lý về gan, đái tháo đường….
Mong rằng với những mẹo trị hôi miệng trên đây sẽ giúp bạn có được một hơi thở dễ chịu hơn. Cũng đừng vội bỏ qua những nguyên nhân gây ra hôi miệng nhé, đó có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết của một căn bệnh nào đó đang trong cơ thể chúng ta, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhé!
>> Làm gì khi bị bỏng: Cách sơ cứu làm giảm đau rát, tránh để lại sẹo