Mẹo

Bỏ túi ngay những cách nói chuyện có duyên giúp tạo thiện cảm, thu hút người đối diện

Lê Hồng - 28/09/2022 09:40 GMT+7

Cách nói chuyện có duyên luôn là vấn đề quan tâm của mọi người. Ông bà ta thường dạy rằng “Một thương tóc bỏ đuôi gà – Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ chỉ bạn cách cách để nói chuyện ngày càng trở nên thu hút hơn nhé!

Như thế nào được cho là ăn nói có duyên?

Nói chuyện có duyên chính là khi giao tiếp với một người hoặc một nhóm người, cách ăn nói của bạn có thể thu hút được mọi người xung quanh. Khiến họ tập trung vào bạn, thích thú với những điều bạn chia sẻ và vui vẻ chấp nhận những lời góp ý từ bạn.

Người ăn nói có duyên còn là người biết tập trung vào nói đúng trọng tâm của câu chuyện. Thường xuyên tương tác với đối phương chứ không phải là người chỉ biết “thao thao bất tuyệt” về ý kiến của mình. Họ còn là người biết lắng nghe và có cách nói khéo léo để người đối diện cảm thấy thoải mái.

imager_42126

Cách nói chuyện có duyên được nhiều người áp dụng nhất hiện nay

Nói về điều mà đối phương quan tâm

Cách nói chuyện có duyên đầu tiên đó chính là nói đúng trọng tâm. Do đặc điểm nghề nghiệp, lứa tuổi, cá tính, hoàn cảnh.  Mỗi người ta gặp hằng ngày thường quan tâm và am hiểu một số lĩnh vực nào đó. Để tạo ấn tượng tốt với họ, bạn nên biết cách nói đúng chủ đề mà người đó quan tâm. Bởi nhiều cuộc khảo sát cho thấy, khi 2 người cùng bàn về một khía cạnh chung sở thích hay đồng điệu về quan điểm thì cuộc trò chuyện trở nên thú vị và vui vẻ hơn rất nhiều. 

Đây cũng là cách khiến đối phương không cảm thấy nhàm chán khi tâm sự cùng bạn. Và thậm chí họ không ngại ngần mà chia sẻ những sở thích khác cùng bạn. Sẵn sàng mở lòng và mong chờ những cuộc gặp gỡ tiếp theo.

Cách nói chuyện có duyên đầu tiên đó chính là nói đúng trọng tâm
Cách nói chuyện có duyên đầu tiên đó chính là nói đúng trọng tâm

Biết cách lắng nghe khi giao tiếp

Hãy nhớ một điều, khi đang ngồi với ai đó bạn không nên chen ngang vào hoặc thường xuyên “nhảy bổ” vào câu chuyện của người khác được vì đó là hành động bất lịch sự và kém duyên dáng. Thay vào đó, chúng ta hãy dùng kỹ năng lắng nghe. Nó có những nguyên tắc riêng để giao tiếp hiệu quả và cần rèn luyện tích cực. Những người có khả năng lắng nghe tốt thường dễ thành công và được người khác yêu mến, tin tưởng.

Một người nói giỏi cũng là người lắng nghe giỏi. Và khi lắng nghe, bạn nên giao tiếp bằng mắt để thể hiện sự tôn trọng với người nói. Ngồi yên lắng nghe để tập trung đón nhận từng lời. Thi thoảng, bạn cũng nên gật đầu hoặc mỉm cười để ra dấu hiệu rằng bạn vẫn đang nghe.

Một người nói giỏi cũng là người lắng nghe giỏi
Một người nói giỏi cũng là người lắng nghe giỏi

Không nói quá nhỏ hoặc quá to

Tạo hóa cho mỗi con người một sự hấp dẫn và nét đặc trưng riêng. Trong đó có giọng nói, có người sẽ có tông giọng trầm ấm nhưng cũng có người sẽ có tông giọng cao, chua, lanh lảnh. Tuy nhiên, người đối diện sẽ không mất thiện cảm vì điều đó, họ chỉ đánh giá bạn qua cách điều chỉnh âm lượng giọng nói mà thôi. Nếu đang phải thuyết trình trước rất nhiều người trong một căn phòng, hãy cố gắng nói ở mức âm lượng sao cho những người xa nhất có thể nghe thấy và người ngồi gần cũng không cảm thấy khó chịu.

Không nói quá nhỏ hoặc quá to
Không nói quá nhỏ hoặc quá to

Điều chỉnh tốc độ nhanh - chậm khi nói 

Cách nói chuyện có duyên tiếp theo đó chính là chỉnh tốc độ nói của bạn. Nếu bạn cứ duy trì một tốc độ nói dễ khiến câu chuyện thiếu sự cuốn hút, đơn điệu, nhàm chán và chẳng ai muốn nghe tiếp cả. Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh giữa tốc độ nói chậm và nhanh tùy thuộc vào mức độ quan trọng của điều bạn muốn truyền đạt. Ngoài ra, khi mô tả một thuật ngữ quan trọng, hãy nói chậm lại để người nghe có thể hấp thụ.

Cách nói chuyện có duyên tiếp theo đó chính là chỉnh tốc độ nói của bạn
Cách nói chuyện có duyên tiếp theo đó chính là chỉnh tốc độ nói của bạn

Tránh sử dụng từ ngữ địa phương

Cách nói chuyện có duyên cuối cùng mà bạn nên thực hiện đó chính là hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương. Mục đích và chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp, để liên lạc, và truyền tải thông tin với nhau. Có nhiều cách sử dụng ngôn ngữ, trong đó có nói và viết. Vì vậy, trong việc viết lách và nói năng, cần phải sử dụng ngôn ngữ sao cho người kia dễ hiểu hoặc ít nhất là hiểu đúng, không sai lệch. 

Nếu bạn có thói quen hay sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp thì cần điều chỉnh lại một chút nhé để cuộc trò chuyện của chúng ta dễ hiểu hơn, đồng thời giúp bạn hạn chế được hiểu lầm về ngôn từ, cũng như người nghe dễ dàng hiểu điều bạn muốn truyền đạt.

Cách nói chuyện có duyên cuối cùng mà bạn nên thực hiện đó chính là hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương
Cách nói chuyện có duyên cuối cùng mà bạn nên thực hiện đó chính là hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương

Trên đây là những cách rèn luyện cho chúng ta thói quen nói chuyện có duyên. Mong rằng bài viết trên của SaoDaily sẽ giúp được các bạn thật nhiều trong cuộc sống.