Tĩnh tâm là gì?
Tĩnh tâm là một trạng thái của con người, nó thể hiện sự tĩnh lặng của tâm hồn, định tâm, trở về với con người của mình, đặt toàn bộ con người tâm trí trước sự hiện diện của đức tin, thả tâm hồn vào cõi hư không để nhìn lại mình và tìm được sự tĩnh lặng, bình tâm trong sâu thẳm tâm hồn.
Con người chúng ta có các xu hướng tĩnh tâm như sau: Ngồi thiền để tĩnh tâm; Tìm một căn phòng và đóng cửa lại và chỉ để một mình đối diện với chính mình. Bạn có thể nằm, ngồi thiền...thực hiện các động tác thả lỏng và hít thở.
Vai trò của tĩnh tâm
Tránh tình trạng kiệt sức
Tiếp xúc với công nghệ thường xuyên cộng với áp lực công việc khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng. Ngoài ra những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống cũng nhiều lần khiến chúng ta rơi vào trạng thái kiệt sức đến mức không muốn ăn uống, đi làm, thể thao,… Để giải quyết những vấn đề trên thì bạn nên dành vài phút mỗi ngày thực hiện bài tĩnh tâm, thư giãn đầu óc, nạp lại năng lượng trước khi đổ gục vì kiệt sức.
Thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề tương lai
Sự im lặng và tĩnh tâm sẽ kéo chúng ta ra khỏi những suy nghĩ giả định mà chúng ta đang đắm chìm, để đầu óc được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng đã mất sau một ngày làm việc mệt mỏi. Để ngày hôm sau, những giả thuyết, dự đoán tương lai, điều vô cùng cần thiết cho các doanh nhân được điều chỉnh chính xác hơn.
Tĩnh tâm giúp cải thiện trí nhớ
Nhiều yếu tố là nguyên nhân của việc mất trí nhớ, bao gồm di truyền, tuổi tác và tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến não. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được đối với tình trạng giảm trí nhớ, chẳng hạn như chế độ ăn uống và lối sống.
Hiện nay có rất nhiều cách giúp cải thiện trí nhớ nhưng hiệu quả nhất chắc có lẽ là phương pháp tĩnh tâm. Các nhà nghiên cứu đã quan sát bộ não của những người thường xuyên thực hành tĩnh tâm và những người không thực hành. Kết quả của họ chỉ ra rằng việc tạo thói quen tĩnh tâm có thể gây ra những thay đổi lâu dài trong não, bao gồm tăng độ dẻo dai của não, giúp giữ cho não khỏe mạnh.
Kiểm soát cảm xúc
Do áp lực cuộc sống, đôi khi chúng at rơi vào trạng thái quá khích, mất bình tĩnh sẽ dẫn đến rất nhiều lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực và kèm theo rất nhiều hệ lụy không mong muốn khác cũng có thể xuất hiện, đặc biệt là khi nóng giận. Những lúc gặp tình trạng xấu trên thì chúng ta nên tìm đến thói quen tĩnh tâm, hãy cùng bạn bè, người thân nâng lên tách trà, đối diện bình minh hay hoàng hôn, để dòng suối tĩnh tâm nhẹ nhàng chảy qua nội tâm, một tâm hồn tĩnh tại cũng giống như mặt trời mọc và lặn, nhẹ nhõm mà tự nhiên.
Cách tĩnh tâm hiệu quả giúp cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn
Giảm bớt tin tức và mạng xã hội có thông tin tiêu cực
Cách tĩnh tâm hiệu quả đầu tiên đó chính là hãy giảm bớt tin tức và mạng xã hội có thông tin tiêu cực. Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn những gì ở trước mắt.
Ngày nào cũng tiếp cận những thông tin tiêu cực khiến bạn mất niềm tin vào cuộc sống. Chính vì những lý do trên mà các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội nếu muốn quá trình tĩnh tâm được diễn ra hiệu quả.
Hóa giải sân hận
Phật giáo cho rằng, “tham, sân, si” chính là ba loại phiền não của loài người chúng ta, gọi là “tam độc” và chắc chắn trong cuộc sống chúng ta không thể nào tránh được việc rơi vào một trong số các trạng thái tiêu cực trên. Sự hận thù trong lòng bộc lộ ra, bất luận đó là lời nói hay hành động thì đều làm tổn thương đến bản thân và người khác.
Nếu như con người ta giữ vững được tịnh khí bình tâm, thì sẽ không có lòng sân hận nữa. Do đó, đứng trước sự căng thẳng xuất phát từ những cảm giác sân hận, thay vì giải quyết bằng cách bộc lộ cơn giận, sử dụng bạo lực, hãy thuần hóa tâm thức để có một cảm giác nền móng kiềm chế và điều tiết khi nào cơn giận nên phát tác, khi nào nên ghim lại hoặc lúc nào thì nên im lặng đối diện và tha thứ.
Tránh những căng thẳng không cần thiết
Stress được định nghĩa như là một trạng thái căng thẳng tinh thần hoặc cảm xúc gây ra bởi những hoàn cảnh bất lợi. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy 33% người trưởng thành cho biết có mức độ căng thẳng cao. Căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh bệnh lý cơ thể khác như: bệnh nội tiết, tim mạch... Để giảm bớt căng thẳng và lấy lại sự bình tĩnh, bạn đừng nên chừa bất kỳ chỗ trống nào cho những căng thẳng không cần thiết chiếm ngự tâm trí của mình.
Đến một nơi yên tĩnh
Cách tĩnh tâm hiệu quả nhất đang được nhiều người áp dụng đó chính là tìm đến những nơi có không khí yên tĩnh. Hãy hòa mình vào không gian yên tĩnh nơi đó có thiên nhiên đẹp, thơ mộng sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng, thoải mái và sảng khoái hơn. Một số địa điểm có không gian yên tĩnh như: về quê, lên chùa, nhứng quán café nhạc Trịnh,… Hãy bỏ lại tất cả khó khăn ở ngoài cửa, bước vào một không khí bình yên, và chắc chắn bạn sẽ tìm lại được cảm giác an lạc trong tâm hồn, lấy lại năng lượng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu với những thử thách trước mắt.
Ngồi thiền
Dân gian xưa có câu “Tâm an định thì trí sáng tỏ”. Thật vậy, phương pháp ngồi thiền không chỉ giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng tập trung mà còn giúp tĩnh tâm, xua tan bớt những điều muộn phiền trong lòng. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp tăng khả năng sáng tạo, giúp đầu óc được mở mang. Thông qua đó, bạn sẽ có được nhiều sáng kiến mới mẻ trong học tập và công việc. Từ đó, hiệu suất học hành hoặc công việc sẽ được nâng cao thấy rõ.
Để phát huy tối đa những công dụng mà phương pháp ngồi thiền mang lại, bạn cần ghi nhớ cách ngồi thiền đúng cách sau: Ngồi yên tĩnh trên một mặt phẳng thoải mái; Điều chỉnh tư thế ngồi: lưng, đầu, cổ và cột sống giữ thẳng; Khoanh hai chân trên sàn, phần đùi và bắp chân cần tạo với nhau một góc 90 độ, từ mắt cá chân lên đầu gối phải để thẳng; Hai tay đặt nhẹ lên đùi hoặc trên đầu gối; Khép hờ mắt, thả lỏng tay - vai - cằm và tiến vào trạng thái thiền.
Nghe nhạc thiền Phật giáo
Nhạc thiền vốn là những bản nhạc nhẹ nhàng, dễ khiến não bộ thư giãn, loại bỏ suy tư, cả cơ thể rơi vào trạng thái thả lỏng nhất, đây cũng là trạng thái dễ dàng ngủ sâu và ngon, trả chúng ta về với cảnh giới của sự thanh tịnh. Một số bài nhạc thiền hay nhất hiện nay là: Kiếp sau nguyện làm một đóa sen; Mẹ từ bi; Chắp tay niệm phật; Phật ở trong tâm,…
Trên đây là những cách giúp quá trình tĩnh tâm của bạn diễn ra một cách hiệu quả nhất. Hãy tạo thói quen tĩnh tâm thường xuyên để cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc và an nhiên hơn nhé!