Kỷ luật bản thân là gì?
Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát và tiết chế hành vi, tính cách của bản thân một cách có chủ đích và nhất quán với mục tiêu đã đề ra. Nó là hành vi chống lại những sở thích, mong muốn cá nhân và cám dỗ tức thời trong một khoảng thời gian dài. Buộc bản thân theo những quy tắc mục tiêu hành động đã đề ra từ trước.
Như vậy chúng ta thấy có 2 đặc điểm cơ bản của kỷ luật bản thân bao gồm: Tính chống lại sở thích cá nhân, và kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian dài.
Đặc điểm của kỹ luật bản thân
Có mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu trong cuộc sống là những ý tưởng nằm trong suy nghĩ hoặc và được đề ra thành kế hoạch cụ thể. Khi sống có mục tiêu rõ ràng, có khả năng đo lường, con người sẽ tự đặt mình trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức trên hành trình vươn tới đích. Những người có mục tiêu luôn sống rất kỹ luật, họ sống làm việc vì mục tiêu đã đề ra. Xem mục tiêu đã đề ra là cái đích cuối cùng để họ hướng tới.
Kiên trì bền bỉ
Đặc điểm tiếp theo của kỷ luật bản thân là tính kiên trì và sự bền bỉ. Chúng ta có thể hiểu sự kiên trì là động lực không ngừng để đạt được mục tiêu và cải thiện kỹ năng cũng như hiệu suất của mình thông qua nỗ lực bền bỉ. Đây là một hình thức có mục đích và định hướng mục tiêu, đòi hỏi sự cam kết và kỷ luật lâu dài.Chính vì vậy, đối với mỗi người, cần phải xác định đúng mục tiêu của bản thân, kiên trì, theo đuổi nó để mang đến thành công trong cuộc sống.
Khả năng tự kiểm soát bản thân
Trong một thế giới, nới mà có rất nhiều việc cần xử lý và tất cả mọi thứ đều có khả năng xảy ra, hãy tập cho bản thân khả năng tự kiểm soát tốt. Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân tốt bạn sẽ dễ dàng chạy theo những nhu cầu cơ bản. Và một người có tính kỷ luật cao là người biết vượt qua những mong muốn để có được thành công.
Ngoài những đặc điểm nêu trên thì tính kỷ luật bản thân còn được thể hiện như: Ít khi bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngoài; Thường làm đi làm lại một công việc, cho đến khi nào đạt được kết quả thì thôi,…
Vai trò của kỹ luật bản thân
Kỷ luật bản thân sẽ nhận được sự tin tưởng từ người khác
Không ai tin một kẻ sống buông thả thiếu tính kỷ luật đặc biệt là trong những công việc quan trọng. Vì vậy khi bạn có thể để rèn luyện bản thân trong một khuôn khổ kỷ luật thì điều đầu tiên bạn nhận được đó là sự tin tưởng từ người khác.
Kiềm chế cảm xúc bản thân
Ai cũng biết cảm xúc của bản thân là điều khó kiềm chế nhất. Điều này không sai, tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào bạn cũng nên để cảm xúc dẫn dắt. Bởi những cảm xúc bốc đồng, khó cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, giận dữ… có tác động rất lớn đến cuộc sống của bạn. Nhận thức và kiềm chế được những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn quản lý sự căng thẳng, suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo để tự tin và giao tiếp tốt với người khác. Để có nhiều mối quan hệ tốt hơn, bạn nên rèn luyện các kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
Sớm đạt thành công
Người ôm chí lớn thường là người rất kỷ luật. Những người tự kỷ luật vừa đáng khâm phục lại vừa đáng kính. Nếu là bạn bè, họ sẽ là tấm gương cho bạn học hỏi. Nếu là bậc trưởng bối, họ sẽ là động lực cho bạn thêm cảm hứng hoàn thiện mình.
Rõ ràng để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống bạn cần hành động nhất quán và liên tục. Trong khi đó kỷ luật bản thân là một điều tối cần thiết để bạn có thể làm được điều này.
Cách tạo ra kỷ luật bản thân được nhiều người áp dụng nhất
Tạo mục tiêu, thử thách và thời hạn
Thiết lập mục tiêu là hoạt động xác định điểm cốt lõi cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định với một cá nhân, một nhóm hay trên quy mô toàn công ty. Mục đích cốt lõi của thiết lập mục tiêu là nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất thực hiện công việc.
Ví dụ, mục tiêu cụ thể của bạn là hoàn thành kịch bản phim vào cuối tháng. Đây là một thách thức rất lớn vì nó phải làm rất nhiều việc trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng khi bạn cố gắng kiên trì, làm việc chăm chỉ và hoàn thành đúng thời hạn thì quả là một thành công đáng được khen thưởng.
Hành động ngay lập tức
Kỷ luật bản thân cần phải nói đi đôi với làm. Nếu có mục tiêu rồi mà mãi để nó nằm yên một chỗ thì không biết khi nào mới đạt được thành công. Thế mới nói, một trong những kẻ thù của kỷ luật bản thân là “nốt”: Nốt hôm nay, nốt lần này, nốt ngày mai. Nếu bạn còn trì hoãn đồng nghĩa với việc bạn còn thất bại. Hãy hành động ngay lập tức khi bạn đang mong muốn cải thiện điều đó. Không có “nốt” và bạn phải hành động ngay lập tức. Chỉ cần bạn trì hoãn thì năng lượng tích cực của bạn sẽ dần dần biến mất.
Rời xa những cám dỗ
Con người chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi sự rủ rê, câu kéo từ bạn bè hay người thân. Dễ bị dụ dỗ bởi những mánh khóe lừa lọc do những ham muốn có sẵn hoặc khó lòng bỏ qua. Hằng ngày cám dỗ có trong mọi hoạt động của cuộc sống, công việc, giải trí… chúng ta rất dễ rơi vào cám dỗ bởi nó xuất hiện ở mọi nơi. Chính vì thế việc tự lượng sức và khống chế sự dụ dổ từ bên ngoài rất quan trọng. Bởi tác động từ bên ngoài là không thể không có.
Cân đối thời gian và sức khỏe
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bị cuốn vào guồng quay của sự nghiệp, buộc mình phải hoàn thành các mục tiêu thăng tiến mà quên đi nhiệm vụ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những người làm việc ngày đêm có thể khiến bạn bỏ bê bản thân và người nhà, có thể bị kiệt sức, gây tổn hại tới cả thể chất và tinh thần. Tệ hơn nữa, hiệu quả công việc giảm sút, làm mất đi tín nhiệm trong công ty.
Hãy cố gắng cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bạn đảm bảo giữa các quãng nghỉ và sức khỏe của mình trong một cuộc chiến trường kỳ. Tất nhiên bạn không được phá vỡ quy tắc mà mình đã đặt ra. Hãy để cho mình những khoảng thời gian tự do nhưng quãng nghỉ và sức khỏe được đảm bảo tối đa.
Kỷ luật bản thân là kim chỉ nam đem đến thành công cho bạn trong tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn thật nhiều trong quá trình rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.