Lười biếng là gì?
Lười: Được hiểu là một trạng thái ngại vận động, không thích, hời hợt và không chịu cố gắng. Từ Lười thường đi kèm với các từ khác như : Lười học, lười suy nghĩ, lười vận động.
Biếng: Là một từ được sử dụng trong các trường hợp dùng để chỉ 1 người ở trong trạng thái không muốn làm hoặc thực hiện hành động nào đó. Mà nguyên nhân đến từ sự mệt mỏi về thể xác hoặc tinh thần.
Lười biếng được hiểu là một trạng thái ngại vận động, không thích, hời hợt và không chịu cố gắng, sống ỷ lại người khác. Lười biếng là khi bạn nhanh chóng chấp nhận kết quả mà không nỗ nực. Không giám đối mặt, đùn đẩy trách nhiệm, sợ nhận phần khó khăn về mình. Những kẻ than thân trách phận cũng là biểu hiện rõ nét của người lười biếng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lười biếng
Do sự bảo bọc
Ngay từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên, con người luôn được bao bọc kỹ càng bởi gia đình, nhất là trong độ tuổi từ lúc chào đời đến năm 18 tuổi. Khoảng thời gian này, chúng ta được bố mẹ yêu chiều, cho ăn, cho học, cho tiền,… nên rất nhanh hình thành nên tính ỷ lại vào người khác. Ngại đối mặt với khó khăn và không muốn hy sinh “hạnh phúc” của mình. Dần dần việc ỷ lại vào người khác trở thành căn bệnh nan y khó chữa.
Bệnh lười biếng do thiếu kiến thức
Những kẻ lười biếng thường là những kẻ thiếu học thức và hiểu biết. Tất nhiên ở chiều ngược lại cũng chính vì lười biếng nên họ mới thiếu hiển biết vì nếu những người đó có kiến thức và hiểu rằng kỷ luật bản thân không ngừng nỗ lực thì việc lười biếng sẽ không sảy ra.
Chế độ ăn uống bất hợp lý
Áp lực công việc, chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể của bạn lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, không muốn hoạt động. Sau khi ăn no, bạn sẽ buồn ngủ, cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để có thể chuyển hóa thức ăn và bạn sẽ lại lăn ra ngủ trong trạng thái lười biếng.
Thời tiết thay đổi hoặc bạn bị ốm
Khi hời tiết quá nóng, quá ẩm ướt hoặc thay đổi liên tục, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Việc bạn bị ốm cũng làm cho mức năng lượng trong cơ thể giảm xuống trầm trọng và bạn luôn muốn ngủ, không thiết làm gì cả.
Căng thẳng hoặc quá tải
Căng thẳng hoặc quá tải là một lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi như thể bị rút cạn năng lượng, tâm trí càng không được thoải mái do áp lực của các công việc chưa hoàn thành và cuối cùng bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng khó ngủ. Và lúc này bạn thường có xu hướng nghỉ ngơi liên tục, không muốn làm việc.
Khoa học công nghệ phát triển
Không ai phủ nhận những điều tuyệt vời mà khoa học kỹ thuật đã mang lại cho xã hội loài người, nó giúp cuộc sống của chúng ta thêm dễ dàng hơn, biết thêm nhiều điều thú vị trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt đem mà nó mang lại cho nhân loại, mặt khác nó đem đến những hệ lụy tiêu cực cho con người. Chúng ta quá dựa dẫm vào công nghệ hiện đại mà quên đi những kỹ năng cơ bản đang có. Công nghệ làm chúng ta mất tập trung, lười biếng thay vì ngồi học và làm việc chăm chú các bạn lại bị cuốn hút bởi tivi, mạng xã hội, các game show,….
Hậu quả của bệnh lười biếng
Chất lượng cuộc sống đi xuống
Bệnh lười biếng dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng sợ, nếu không khắc phục kịp thời nó sẽ gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống. Khi lười biếng, không chịu cố gắng các bạn sẽ không có thành công trong cuộc sống lẫn công việc, từ đó dẫn đến chán nản, mệt mỏi cuộc sống. Quan trọng nhất chính thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.
Lười biếng làm xã hội chậm phát triển
Theo quy luật, có làm thì cũng mới có lương, có lợi nhuận, có ăn, có mặc,.. Khi đó xã hội sẽ không ngừng phát triển, kinh tế đi lên,… Còn ngược lại trong một xã hội ai cũng đều lười biếng thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, của gia đình họ. 2 người làm ảnh hưởng đến nhóm đến đội của họ. Nhiều người lười làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng nơi họ sống.
Lười biếng đánh mất cơ hội của bạn
Cơ hội không đến với chúng ta nhiều lần, nếu bạn lúc nào cũng trong tình trạng lười biếng không chịu làm việc, hoạt động thì không có một ai tin tưởng để trao cơ hội tốt cho bạn cả. Cho dù có đi nữa thì bạn cũng không thể hoàn thành nó vì bạn lười biếng được.
Lười biếng bị xa lánh
Một người siêng năng chắc chắn sẽ hạn chế chơi với những người mắc bệnh lười biếng vì họ không muốn cuộc sống bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Đặc biệt, những kẻ lười biếng thường tìm cách đùn đẩy trách sang những người khác. Chính vì vậy những kẻ lười biếng thường không ai chơi. Họ sẽ bị tách ra khỏi chính xã hội mà họ sống, hèn kém xấu xa là từ để chỉ những kẻ lười biếng.
Cách chữa bệnh lười biếng hiệu quả nhất hiện nay
Nói không với trì hoãn
Câu nói “để mai tính” sẽ tạo nên hội chứng lười nhác thiếu trách nhiệm với công việc. Bạn nên nhớ, một việc mà bạn có thể kéo dài đến ngày mai thì nhất định sẽ có những ngày mai nữa. Vì thế, hoàn thành mọi việc trong ngày hôm nay, đừng để sự chần chừ kéo theo sự lười biếng.
Đặt mục tiêu và kế hoạch
Làm việc không có mục tiêu và kế hoạch là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn lười biếng. Những người lười là những người cực kém trong khả năng lập kế hoạch. Đây là những người chỉ biết tưởng tượng chứ hoàn toàn không biết thực sự mình phải làm gì.
Bạn cần phải đủ thông mình và tỉnh táo để biết rằng đâu mới là việc quan trọng nhất, cần được giải quyết trước nhất. Bạn có thể chia công việc của mình theo hai hướng: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Để từ đó, có thể lấy lại tinh thần, lấy lại sự chăm chỉ để thực hiện.
Tìm một người truyền cảm hứng
Khi bạn đang có suy nghĩ tiêu cực, sự lười biếng khiến cuộc sống và công việc bế tắc thì hãy thử nghĩ ngay đến thần tượng của mình (người đó phải mang đến năng lượng tích cực). Việc thần tượng một ai đó là một dấu hiệu tốt giúp bạn có động lực để thay đổi, theo dõi họ từng bước chân và cố gắng hơn mỗi ngày.
Suy nghĩ về lợi ích và hậu quả
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi nhận được phần thưởng sau thời gian làm việc vất vả. Lần tới, nếu bạn cảm thấy lười nhác và không muốn bắt đầu khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, hãy suy nghĩ về lợi ích mà bản thân nhận được sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu.
Còn ngược lại, mỗi khi cơn lười biếng đột ngột trỗi dậy, bí quyết dành cho bạn chính là suy nghĩ về hậu quả. Hãy thử hình dung xem nếu bạn lười biếng thì sẽ có hậu quả gì? Việc lường trước hậu quả sẽ giúp bạn có thêm động lực để tránh thất bại đấy.
Nghỉ ngơi, ngủ và tập thể dục hợp lý
Hãy nghiên cứu những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp đầu óc bạn luôn tỉnh táo khi đó sự lười biếng của bạn chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ăn uống hợp lý thì bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần. Bạn có thể cho bản thân "lười biếng" 2 - 3 ngày để thực hiện những hoạt động sinh hoạt và vui chơi, giải trí, thậm chí có thể đi du lịch đây đó nếu bạn cảm thấy thực sự cần. Đặc biệt hơn, hãy dành thời gian để luyện tập thể thao nhé, nó sẽ rất tốt cho tinh thần của bạn đấy.
Bệnh lười biếng lâu ngày sẽ dần hình thành thói quen xấu. Vì thế, hãy thay đổi thói quen ngay từ bây giờ nhé. Mong rằng qua bài viết trên, SaoDaily đã có thể giúp bạn thật nhiều trong việc khắc phục bệnh lười biếng hiện nay.