Mẹo

Những cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công nhất năm 2022

Lê Hồng - 31/08/2022 12:00 GMT+7

Kiềm chế cảm xúc hiệu quả giúp chúng ta bảo vệ được sức khỏe, duy trì mối quan hệ tốt đối với những người xung quanh. Kiềm chế cơn giận không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu làm theo những cách kiềm chế cảm xúc dưới đây, bạn sẽ làm chủ cảm xúc của mình.

Vì sao phải học cách kiềm chế cảm xúc?

Tức giận là phản ứng bình thường của hệ thần kinh khi phải đối mặt với điều không mong muốn. Tuy nhiên, bị tức giận thường xuyên hoặc có quá nhiều thời gian trong ngày trải qua cơn tức giận sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần, phá vỡ các mối quan hệ và thậm chí làm tổn thương người khác.

Tức giận là phản ứng bình thường của hệ thần kinh khi phải đối mặt với điều không mong muốn
Tức giận là phản ứng bình thường của hệ thần kinh khi phải đối mặt với điều không mong muốn

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường hay giận dữ có nguy cơ cao bị đau tim và có thể dẫn đến đột quỵ. Chính vì vậy, chúng ta cần học cách kiềm chế cơn giận để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như để lại thiện cảm với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, học cách kiềm chế cảm xúc còn giúp bạn: Giao tiếp rõ dàng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ ích hơn; Hiểu và cảm thông với người khác; Nhận biết bạn là ai, những gì bạn thích, những gì bạn không thích và những gì bạn cần,…

Cảm xúc tức giận ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Cảm xúc tức giận ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Những cách kiềm chế cảm xúc được nhiều người sử dụng hiện nay

Kiềm chế cảm xúc bằng cách tránh suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực hoặc ý nghĩ tự tử có thể là hệ quả từ các rối loạn tâm lý như rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lạm dụng chất hay rối loạn nhân cách,.. Những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ trầm trọng cũng sẽ làm bạn không kiềm chế được cảm xúc tức giận. Vì thế, bạn không nên căng thẳng, chán nản với thực tế mà hãy tìm cách khắc phục vấn đề. Đừng vì cái nhìn của người khác mà trốn tránh không đối mặt với vấn đề để rồi tự tổn thương mình. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng quản trị cảm xúc hơn.

Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng quản trị cảm xúc hơn.
Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng quản trị cảm xúc hơn.

Kiềm chế cảm xúc bằng cách ngừng kỳ vọng quá nhiều

Theo nhà tâm lý học Bernard Golden, phần lớn cơn giận dữ bắt nguồn từ những kỳ vọng không thực tế về bản thân. Ai cũng muốn hướng tới sự hoàn hảo nhưng nếu xem sự hoàn hảo là mục tiêu thì bạn sẽ luôn bị đè nặng bởi cảm giác thất bại, khiến bạn dễ bỏ cuộc nên thường xuyên dẫn đến việc không kìm chế được cảm xúc. Để tránh những cảm xúc tiêu cực, bạn hãy ngừng đặt kỳ vọng vào những điều mình không thể kiểm soát được. Hãy tập trung vào những việc nằm trong khả năng của bản thân và chỉ dành thời gian cho những người thực sự quan trọng.

 Hãy tập trung vào những việc nằm trong khả năng của bản thân
Hãy tập trung vào những việc nằm trong khả năng của bản thân

Kiềm chế cảm xúc hiệu quả khi hít thở sâu

Cơn tức giận khiến bạn thở nhanh và gấp hơn. Để đối phó với điều này, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu. Áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành (hít thở bằng bụng) là cách kiềm chế cơn giận hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.

Khi hít thở, bạn hãy lựa chọn một nơi thật trong lành, yên tĩnh, nơi mà bạn sẽ không thể bị làm phiền trong vòng từ 15 phút hoặc có thể hơn thế. Bạn không nhất thiết phải bắt bản thân ngồi tư thế hoa sen nếu bạn không cảm thấy quen với nó. Nếu trong điều kiện cho phép, bạn hãy tìm một chiếc ghế tựa hoặc nơi bạn có thể ngồi thoải mái.

Khi hít thở, bạn hãy lựa chọn một nơi thật trong lành
Khi hít thở, bạn hãy lựa chọn một nơi thật trong lành

Kiềm chế cảm xúc bằng cách ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu trên tạp chí Sleep vào năm 2020 cho thấy, chúng ta dễ dàng cáu gắt vào những ngày thiếu ngủ. Khi bạn thiếu ngủ, các hormone gây căng thẳng tăng đột ngột khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, dễ nóng giận. Chính vì vậy, chúng ta cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tâm trí luôn được thoải mái.

Hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc mỗi ngày, ngay cả ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật. Nên dẹp bỏ những gì làm chúng ta không chú tâm vào giấc ngủ, như tiếng động, ánh sáng quá mạnh, giường ngủ không thoải mái, máy truyền hình, máy xem phim hay máy vi tính trong phòng ngủ,…

Hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc mỗi ngày
Hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc mỗi ngày

Kiềm chế cảm xúc hiệu quả khi có người giúp đỡ

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn nên học cách giải tỏa cảm xúc trước khi trở nên tức giận bằng cách: Chia sẻ những cảm xúc với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc căng thẳng và lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Kiềm chế cảm xúc hiệu quả khi có người giúp đỡ
Kiềm chế cảm xúc hiệu quả khi có người giúp đỡ

Kiềm chế cảm xúc bằng liệu pháp nhận thức – hành vi

Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một trong những loại tâm lý trị liệu. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề liên quan của mình với một bác sĩ tâm lý hoặc một nhà trị liệu. Các nhà tâm lý học thường ưu tiên áp dụng liệu pháp này vì tính nhanh chóng xác định và có thể đối phó với những thách thức cụ thể.

Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT)
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT)

Cuộc sống vội vàng và nhiều áp lực khiến cảm xúc của chúng ta đôi khi trở nên tiêu cực. Nhưng nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống thì căn bệnh này sẽ không phải là vấn đề đáng lo lắng.​