1. Những cách làm chảo thường thành chảo chống dính
Cách 1: Dùng dầu ăn.
Trước tiên bạn cần lau sạch lòng chảo muốn sử dụng. Sau đó cho dầu vào trong lòng chảo và bật lửa lên, cùng lúc láng đều dầu trong lòng chảo cho tới khi dầu trong chảo sôi lên. Sau đó, đổ phần dầu đã sôi ra bát, và đổ dầu lạnh vào, vậy là chiếc chảo của bạn đã được hô biến thành chảo chống dính rồi.
Cách 2: Dùng giấm trắng
Cách này cầu kỳ hơn một chút, chúng ta cần rửa sạch mặt chảo đổ một chút giấm ăn vào trong lòng chảo, bật lửa lên để làm nóng chảo.
Sử dụng một miếng bọt biển sạch, nhúng vào trong chảo giấm rồi thoa đều khắp mặt chảo, làm như vậy vài lần. Sau đó, đổ giấm đi và rửa sạch chảo với nước
Tiếp theo, cho chảo lên bếp và đun, để bay hơi phần nước còn lại trong chảo. Khi chảo khô, đổ dầu vào trong lòng chảo và đun với lửa vừa phải, cùng lúc láng đều dầu lên khắp lòng chảo, cứ làm liên tục như vậy khoảng 3 đến 4 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, đổ bỏ dầu ăn và rửa như bình thường.
Sau những công đoạn trên, chiếc chảo của bạn đã được hô biến thành một chiếc chảo chống dính cực tốt. Sau một thời gian sử dụng bạn nên làm lại những bước trên để đảm bảo được độ chống dính cho chảo nhé.
Cách 2: Dùng dầu dừa và muối
Đối với cách này bạn cần sử dụng đầu dừa để làm. Trước tiên cần cho dầu dừa vào trong chảo (với một lượng vừa phải). Sau đó bật bếp thật nóng và láng đều dầu quanh chảo, sau khoảng 2 đến 3 phút láng liên tục thì có thể đổ phần dầu thừa đi. Tiết đó hãy rắc đều muối phủ lên đáy chảo, dùng khăn giấy để chà phần muối xung quanh chảo thật đều.
Cuối cùng, sử dụng một khăn giấy sạch lau hết phần dầu và muối thừa trong lòng chảo. Vậy là chiếc chảo của bạn trở thành một chiếc chảo chống dính rồi đó.
2. Những lưu ý khi sử dụng chảo
Gần đây có rất nhiều chuyên gia cho rằng chảo chống dính có khả năng gây ung thư bởi lớp chống dính có chứa Ammonium Perfluorooctanoate (PFOA) - là một chất có thể gây ung thư trong nấu ăn. Vì vậy, rất nhiều ý kiến cho rằng thay vì sử dụng những sản phẩm có lớp chống dính thì chúng ta nên sử dụng những loại chảo bằng gang, sắt, nhôm để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, những ý kiến này là đúng hay là sai?. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng vào cuộc và cho rằng chảo chống dính không độc hại như chúng ta nghĩ. Lý do tại sao thức ăn không bị dính chảo khi nấu là vì lớp phủ dưới đáy. Lớp chống dính được dùng phổ biến nhất là Polytetrafluoroetylen (PTFE), thường được gọi là Teflon, và để cố định PTFE trên bề mặt bếp, cần phải có PFOA.
Trong vài năm trở lại đây, Teflon được coi là chất có hại cho sức khỏe, nhưng trên thực tế dưới 300 đến 400 độ C, Teflon Không hề tạo ra bất kỳ thay đổi gì, không giải phóng các chất độc hại. Nếu nấu ăn đúng cách Nhiệt độ trên chảo thường dưới 250 độ C, như vậy sẽ không gây ra bất kỳ độc hại gì cho con người. Dưới đây là một số lời khuyên của những chuyên gia để giúp bạn nấu nướng đúng cách và an toàn hơn.
Nấu ăn ở nhiệt độ vừa phải
Không nên dùng nhiệt độ quá cao để chế biến đồ ăn, đặc biệt là rán để bảo vệ lớp chống dính và tránh thức ăn bị biến đổi gây hại cho sức khỏe.
Không nên vệ sinh lòng chảo bằng miếng kim loại
Khi vệ sinh chảo bằng miếng rửa kim loại sẽ làm lòng chảo bị xước, lớp chống dính bị bong tróc làm chảo nhanh bị hỏng và làm thực phẩm dễ bị ngấm các chất độc vào trong hơn
Không rửa chảo khi còn quá nóng
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến chảo bị biến dạng và làm bóng tróc lớp chống dính. Vì vậy chúng ta nên để cho chảo nguội tự nhiên rồi mới tiến hành rửa chảo. Đối với những vết bẩn khó rửa có thể ngâm nước khoảng 30 phút trước khi rửa.
Không sử dụng những vật dụng bằng kim loại để đảo đồ ăn
Thìa hoặc muôi bằng kim loại sẽ khiến cho bề mặt chảo dễ bị trầy xước, cực kì nguy hại cho sức khỏe. Khi sử dụng chảo chống dính tốt nhất chúng ta nên sử dụng những vật dụng bằng gỗ để đảo.
Trên đây là những cách làm chảo thường thành chảo chống dính vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng tại nhà. Ngoài ra, bài viết còn đề cập tới một số lưu ý khi sử dụng chảo để giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình tốt hơn.