Mẹo

Tăng 200% năng suất với kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên siêu đơn giản

An Nhiên - 02/12/2021 17:04 GMT+7

Ớt chỉ thiên là một giống ớt rất cay và được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy mà ngày càng có nhiều người trồng ớt chỉ thiên để tăng thêm thu nhập, cải thiện kinh tế. Vậy nếu bà con đang có ý định thử sức với loại cây này thì đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.

1. Giống ớt chỉ thiên cho năng suất cao

Bước đầu tiên trong quy trình trồng ớt là bà con phải chọn được loại giống tốt. Hiện nay các giống ớt chỉ thiên F1 được đánh giá cao là TN 278, TN 378, TN 242.

Những giống ớt này đều cho ra cây khỏe mạnh, chịu được bệnh tật tốt, hoa quả đồng đều, lá rộng. Chiều dài quả ớt thường từ 5 - 6cm, đường kính khoảng 1cm. Vì vậy chúng được rất nhiều người ưa chuộng, dễ tìm kiếm đầu ra, lợi nhuận cũng cao hơn.

trong-ot-chi-thien
Giống cây trồng ớt chỉ thiên. Nguồn: fao.org.vn

2. Thời vụ trồng ớt chỉ thiên

Về thời vụ trồng thì có 2 mùa:

- Mùa vụ thu đông: gieo hạt vào giữa tháng 8, trồng vào đầu tháng 9 dương lịch và sẽ thu hoạch từ giữa tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

- Mùa vụ xuân: gieo hạt từ giữa tháng 1 và trồng vào đầu tháng 2. Như vậy bà con sẽ thu hoạch từ tháng 4 đến giữa tháng 7.

2. Kỹ thuật trồng cây con

2.1. Kỹ thuật làm đất trồng ớt chỉ thiên

Trước hết bà con cần làm đất để trồng cây con.

Về chọn đất làm vườn

Chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, không chua, khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, đất phải được cày bừa kỹ, không có nguồn sâu bệnh gây hại.

Nếu có thể, bà con không nên trồng trên mảnh đất mà cây trồng trước là cà chua, khoai tây, thuốc lá,... Chúng đều là giống cây chứa nhiều mầm sâu bệnh như lở cổ rễ cây non, bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại đến cây ớt.

Lên luống cho đất

Mỗi mặt luống bà con nên làm rộng từ 80 - 100cm và cao từ 20 - 30cm. Sau đó hãy bón phân chuồng ủ đã hoai mục hoặc phân vi sinh (không lót phân ure) cho đất để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Cuối cùng bà con nhớ tưới nước để đảm bảo rằng đất luôn đủ độ ẩm.

trong-ot-chi-thien-1
Làm luống đất cho ớt chỉ thiên. Nguồn: fao.org.vn

Về làm đất bầu

Bà con nên lấy đất ở vườn, tơi xốp và không có sâu bệnh, không chua đem về phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với phân ủ mục theo tỉ lệ 1:2 (1 phần phân 2 phần đất).

Làm vỏ bầu đất

Bà con có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Nếu vỏ bầu làm bằng túi nilon thì chỉ nên làm với kích thước cao 4cm và đường kính là 3 - 4cm. Thêm nữa, bà con phải cắt góc, chọc thủng cạnh vỏ bầu để giúp đất thoát nước tốt hơn.

Nếu vỏ bầu bằng lá chuối thì cho đất vào 1/3 bầu rồi dùng tay nén chặt tạo đế, sau đó cho tiếp phần đất đã trộn phân vào.

2.2. Ngâm hạt ủ giống

Bước tiếp theo trong kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên là ngâm hạt giống để chuẩn bị ươm cây. Trước khi ngâm bà con nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 1 - 2 giờ rồi xử lý hạt bằng thuốc Kasuran để loại bỏ hết mầm bệnh có trong hạt giống.

Bà con chuẩn bị pha dung dịch theo tỉ lệ cứ 5 - 7g thuốc thì hòa tan với 1 lít nước, tiếp đến cho hạt giống vào ngâm trong 1 giờ. Sau đó, bà con vớt hạt giống ra rửa lại bằng nước ấm (45 độ C).

trong-ot-chi-thien-2

Tiếp tục, cho hạt ngâm trong nước lạnh 8 tiếng để loại bỏ hạt lép, hỏng. Sau khi đã ngâm hạt xong, bà con đem hạt ủ vào một mảnh vải cotton ẩm cho đến khi hạt nứt nanh thì đem đi gieo trồng.

2.3. Kỹ thuật gieo hạt

Về khâu chuẩn bị: đập nhỏ đất, rải thuốc Vibasa hoặc thuốc kiến của Viện di truyền Nông nghiệp để chống sâu. Chuẩn bị thêm khung tre, nilon, rơm hoặc rạ (Chú ý:  tránh lấy rơm rạ ở những ruộng không nhiễm bệnh khô vằn).

Khâu gieo hạt: hạt sau khi được ủ nứt nanh thì đem gieo vào đất đã rải thuốc, sử dụng rơm rạ phủ kín trong thời gian hạt mới gieo để giữ ẩm.

Sau đó thực hiện cắm khung vòm, những khung vòm này có khả năng che chắn cho cây con khi trời nắng hoặc mưa quá to. Cuối cùng đặt bầu ươm hạt ở những nơi dại nắng để cây con có thể phát triển tốt nhất. 

3. Kỹ thuật chăm sóc cây non 

Hạt sau khi gieo cần thường xuyên quan sát, đảm bảo cung cấp cho cây đủ độ ẩm, khi các hạt nảy đều thì bỏ rạ che và phun thuốc Validacin của Nhật để phòng lở cổ rễ cây non định kỳ một tuần một lần.

trong-ot-chi-thien-3

Khi cây non phát triển ra 3 đến 4 lá mầm, bà con đổi sang dùng thuốc Anvil 5SC để phòng lở cổ rễ cây. Thời gian này, người nông dân cần đảm bảo cây con có đủ độ ẩm để phát triển, khi cây có 3 đến 4 lá thật thì hòa phân Ure loãng xoa đều cho các cây. Khi thời tiết mưa to hay nắng gắt, bà con nên sử dụng nilon che chắn cho cây.

Sau khi cây non mọc được 25 đến 30 ngày (cây đạt chiều cao từ 10 đến 15cm) thì tiến hành trồng ớt chỉ thiên. 

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt chỉ thiên 

4.1 Làm đất, làm giàn cho cây 

Chiều rộng luống trồng lý tưởng là từ 90 đến 100cm, rãnh từ 35 đến 40cm. Khoảng cách trồng giữa các cây là 40 đến 45cm, mỗi sào trồng khoảng 900 đến 1000 cây tùy theo từng mùa vụ.

Trong đó việc thiết kế giàn quyết định cây cho ra năng suất cao cũng như giúp cây phát triển nhanh nhất có thể: 

- Tiến hành đóng cọc tre có chiều cao 50 đến 70cm dọc theo tấm liếp, các cọc cách nhau 3m.

- Sau đó sử dụng dây kẽm kéo thành hai hàng dọc theo tấm liếp, chủ yếu để chống cây đổ ngã khi gió to hay mưa nhiều hoặc các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới.

trong-ot-chi-thien-4
Làm đất, làm giàn cho cây. Nguồn: camnangcaytrong.com

4.2. Phân bón 

Tùy thuộc vào từng loại đất mà bón với liều lượng sao cho phù hợp, nhưng trung bình như sau: 

-  Phân chuồng ủ mục 5 tới 6 tạ. 

- Lân Supe khoảng 20 kg.

- Phân Ure 12 tới 15 kg.

- Kali 10 tới 12 kg.

trong-ot-chi-thien-5
Chăm sóc cây sau khi trồng. Nguồn: youtube.com

Chú ý kali là nhu cầu mà ớt cần có đặc biệt là loại ớt cay. Sau khi bón thúc 2 lần, lượng phân còn lại hòa loãng rồi bón cho cây sau mỗi lần thu hoạch.

4.3. Chăm sóc cây sau khi trồng 

Khi cây ra hoa rộ thì phải chú ý giữ ẩm cho cây thường xuyên bằng cách tưới hốc và tưới rãnh. Cây vào giai đoạn phân cành thì loại bỏ các cành sát gốc chỉ để lại các cành ở chạc 3 trở lên (mục đích là giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung chất dinh dưỡng đi nuôi các cành quả chín)

Bà con cần tiến hành cắm cọc tre để nâng đỡ cây khi gặp phải gió to, mỗi luống cắm 2 hàng theo mật độ từ 70 - 80cm ( chú ý cắm cọc tre mỗi hàng phải so le với nhau). Sau đó bà con sử dụng dây nilon để buộc các cọc tre đó lại để giúp cây được nâng đỡ. 

Khi cây đã ra quả nhiều, thời điểm này bà con chỉ cần tưới rãnh (chủ yếu tưới nước ngập 1/2 chiều cao của luống để tránh tình trạng cây bị ngập úng).

5. Phòng trừ sâu bệnh cho ớt chỉ thiên

5.1. Sâu hại ớt chỉ thiên

Trong quá trình trồng ớt chỉ thiên, bà con sẽ thường xuyên gặp phải các loại sâu bệnh gây hại cho cây. Sau đây chúng tôi xin kể ra một số sâu bệnh thường gặp và loại thuốc chữa trị đặc hiệu:

- Sâu xanh ăn lá sử dụng thuốc Scoopy, Cypermethrin, sôka hoặc Peran,...

- Nhện đỏ khiến xoăn nõn sử dụng thuốc Supracide 40EC, Comite, Kenthan,...

- Sâu xám, sâu khoang cắn là thì sử dụng thuốc Decis 2,5EC, Peran 50EC phun với nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì.

- Sâu đục quả sử dụng thuốc Peran 50EC, Cyperan, Regent 800WG,...

trong-ot-chi-thien-6
Sâu bệnh hại ớt chỉ thiên. Nguồn: vuonsinhthai.com.vn

5.2. Bệnh hại

Ngoài các sâu bệnh thì bệnh hại cũng là vấn đề rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Biểu hiện của bệnh là cây vẫn xanh tốt nhưng đến chiều thì héo khô, đến sáng thì cây trở lại bình thường. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại khoảng 2 - 3 tuần rồi cây chết hẳn.

Hiện nay loại bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị nên bà con chỉ có thể phòng trừ bằng các biện pháp canh tác, bón phân cân đối, luân canh với những loại cây trồng khác họ.

- Bệnh lở cổ rễ cây: Hãy sử dụng Anvil 5SC hay Validamycin (khi thấy nắng mưa xen kẽ hoặc thời tiết thất thường, có sương mù, độ ẩm cao). Bà con nên phun phòng ngay hay có thể phun định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần để bảo vệ cây trồng nhé.

- Bệnh vàng lá, sương mai: Sử dụng thuốc Cuproxat 345SC, Gold hay Ridomil MZ để phòng trừ bệnh này cho cây ớt chỉ thiên.

trong-ot-chi-thien-7
Bệnh héo xanh vi khuẩn. Nguồn: fao.org.vn

Trên đây là kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên giúp bà con đạt năng suất cao cũng như mang lại lợi nhuận kinh tế vô cùng lớn.

Ớt chỉ thiên là một loại cây trồng với kỹ thuật không quá khó, thời gian thu hoạch nhanh nên được gieo trồng với quy mô lớn, giúp kinh tế bà con nông dân cải thiện hơn. Chúng tôi mong rằng, với những kinh nghiệm gieo trồng nêu trên, bà con sẽ có một vụ mùa thật bội thu. 

>>>> Đọc thêm: Nên trồng cây gì trong phòng ngủ để nâng cao chất lượng giấc ngủ?