Giải Trí

Những điều cần biết về căn bệnh khiến Hari Won, Ninh Dương Lan Ngọc khổ sở: Ung thư cổ tử cung

Hạnh Quyên - 24/11/2020 16:23 GMT+7

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên, là một trong 4 loại ung thư phổ biến cũng là nguyên nhân cao nhất dẫn đến tử vong ở phụ nữ.

Mới đây thông tin nữ ca sĩ Hari Won có nguy cơ không sinh được con vì bị ung thư cổ tử cung khiến fan hâm mộ thương xót, ngay sau đó, Ninh Dương Lan Ngọc cũng gây chấn động khi chia sẻ rằng bản thân cô cũng từng bị ung thư cổ tử cung nhưng may mắn được chữa trị kịp thời.

01606209204.jpeg

Sau những thông tin được chia sẻ, rất nhiều người cũng vào bình luận bản thân cũng từng bị hoặc đang bị. Đây là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng lại ít được quan tâm để ý đến.

Ngày 23.11, hoa hậu Kỳ Duyên chia sẻ hình ảnh đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cùng người bạn thân Minh Triệu, rất nhiều chị em cũng vào hỏi han kinh nghiệm và muốn tham khảo thêm thông tin.

11606209205.jpeg

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo, là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.

Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung phát triển quá mức, quá nhanh dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung. 

21606209206.jpeg

 

 

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là vi rút HPV. Vi rút này lây lan qua quan hệ tình dục.

31606209207.jpeg

 Những nguy cơ khác liên quan đến sự phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:

- Hút thuốc và hít phải khói thuốc trong thời gian dài

- Có nhiều bạn tình, lạm dụng thuốc tránh thai

- Mang thai trước tuổi 20

- Suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như ở phụ nữ nhiễm HIV

- Từng mắc các bệnh về đường tình dục

- Stress kéo dài…

Dấu hiểu cảnh báo ung thư cổ tử cung

41606209208.jpeg

Điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

- Tiền ung thư: Điều trị tại chỗ như khoét chóp theo hình nón, phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng. Khi điều trị chức năng của tử cung và buồng trứng ít bị ảnh hưởng.

- Giai đoạn I: Cắt 1 phần hoặc toàn bộ tử cung, xạ trị. Phương pháp này có thể để lại mô sẹo sau phẫu thuật, gây hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

- Giai đoạn II – III: Xạ trị phối hợp hóa trị, cắt bỏ tử cung và buồng trứng (nếu được chỉ định) do đó không bảo tồn được chức năng sinh sản của phụ nữ.

- Giai đoạn IV: Điều trị khó khăn, tốn kém, chủ yếu điều trị bằng cách giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

- Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

- Vệ sinh sinh dục đúng cách

- Tránh tiếp xúc với HPV hoặc các virus lây qua đường tình dục khác (HSV, HIV và chlamydia)

- Có lối sống khoa học

- Tiêm ngừa vaccin HPV: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm virus HPV. Chính vì vậy, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản và hiệu quả là tiêm vắc xin phòng HPV.

51606209209.jpeg

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả, nhưng căn bệnh này có tiên lượng sống sót cao hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.

Hãy thường xuyên sàng lọc bằng việc khám sức khoẻ định kỳ, chú ý đến cơ thể của bạn nhiều hơn và làm những gì tốt nhất để bảo vệ cho chính mình.

Bí quyết dưỡng da mùa đông tránh nẻ: Tuyệt đối không rửa mặt bằng nước nóng