Mẹo

Người mắc sốt xuất huyết cần ăn và kiêng gì để hỗ trợ điều trị

Tú Anh - 22/07/2022 14:04 GMT+7

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng đề kháng và phục hồi tốt hơn.

Theo Bộ Y tế, cả nước ghi nhận hơn 113.400 ca bệnh sốt xuất huyết và dự báo có thể tiếp tục tăng cao.

Trên thực tế, phần lớn người mắc sốt xuất huyết được theo dõi tại nhà và chỉ nhập viện khi có dấu hiệu cảnh báo (nguy cơ chuyển nặng). Bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng đề kháng và phục hồi sớm.

Bệnh sốt xuất huyết có 2 cơ chế. Đầu tiên là tình trạng thoát huyết tương khỏi thành mạch máu. Vì vậy, máu của người bệnh sốt xuất huyết dễ bị cô đặc, dễ xảy ra sốc.

Cơ chế thứ hai là giảm tiểu cầu giảm, giảm các yếu tố đông máu. Đó là lý do người bệnh dễ bị chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc xuất huyết trong. 

Vì vậy, người bệnh sốt xuất huyết cần bù nước, bổ sung thực phẩm chứa vitamin C, tăng sức đề kháng và bền thành mạch, hỗ trợ cho điều trị.

Cả nước ghi nhận hơn 113.400 ca sốt xuất huyết, chuyên gia lưu ý khi trẻ có các dấu hiệu sau

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

20190319_090911_269213_do-uong.max-1800x1800

Ăn cháo loãng, súp

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

20190319_091027_914231_chao.max-1800x1800

Cho trẻ ăn bù sau khỏi bệnh

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Do ốm nên khẩu vi của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt ...

Nước ép từ các loại rau

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Người bệnh sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ nên hạn chế cho người bệnh ăn.

20190319_091205_557249_do-chien-dau.max-1800x1800

Đồ ăn cay, nóng

Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt ... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên.

Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Thực phẩm có màu sẫm

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.

Đồ uống ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cafe và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Bài viết tham khảo: Bộ y tế, Bệnh viện Vinmec