Đời Sống

Cảnh báo: Đã có 39 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Tú Anh - 21/07/2022 16:52 GMT+7

Trong tuần gần đây nhất, số ca mắc tăng thêm hơn 10.000 so với tuần trước đó.

Sốt xuất huyết hiện đang là căn bệnh được người dân vô cùng quan tâm. Đến thời điểm hiện nay đã có 39 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. So với tuần trước đó, số ca tử vong tăng lên 2 ca.

Dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng

Bộ Y tế dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng và bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Theo Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ. Trong đó, mức độ 1, phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. Mức độ 2, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, người bệnh được cho nhập viện điều trị. Mức độ 3, sốt xuất huyết nặng, người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu. Mức độ này bao gồm: sốc, xuất huyết nặng, suy tạng nặng.

Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng. Vì vậy, khi thăm khám, cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

sot-xuat-huyet-5434

Yêu cầu bệnh viện tư nhân tiếp nhận điều trị

Tại Hà Nội, Sở Y tế vừa có phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết với các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập. Theo phân tuyến này, các bệnh viện ngoài công lập cần tiếp nhận điều trị ca mắc sốt xuất huyết. Sở Y tế Hà Nội giao việc tiếp nhận quản lý, điều trị người bệnh sốt xuất huyết đối với các bệnh viện đa khoa tuyến thành phố gồm: Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang, Hà Đông, Đống Đa, Bắc Thăng Long, Thanh Trì, Hòe Nhai, Đông Anh, Vân Đình, Sơn Tây, Sóc Sơn, Nam Thăng Long, Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam - Cuba, Vinmec, Thu Cúc.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tuyến thành phố tập trung nguồn lực thu dung điều trị trường hợp sốt xuất huyết nặng; hạn chế vận chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hội chẩn liên khoa, liên viện, thực hiện chế độ tham vấn với các bệnh viện tuyến trên để giải quyết các trường hợp khó, các trường hợp chuyển viện.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết 

Nguyên tắc chung

Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. 

Phân cấp điều trị bệnh nhân

Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.

bs_cuong_tham_kham_cho_bn_sxh_121171930pm

Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:

Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.

Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ):

Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.

Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.

Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):

Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.

Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).

Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.

Tất cả bệnh nhân Độ IV.

Bài viết tham khảo: Thanh niên, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương

Tin phổ biến