Đời Sống

Biến chủng nCoV mới ở Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

Minh Anh - 31/05/2021 19:23 GMT+7

Trên lý thuyết, đột biến Y144 không xuất hiện ở biến chủng SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam có thể giúp virus lẩn tránh một số siêu kháng thể. Tuy nhiên, việc xác định chủng mới có nguy hiểm hay không cần có thời gian để khẳng định.

Mới đây, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tiến hành giải trình tự 32 mẫu biến thể B.1.617, kết quả cho thấy có 4 mẫu xuất hiện đột biến. Có nghĩa là mất Y144 trên protein S, giống với biến thể B.1.17 xuất hiện tại Anh.

Nói dễ hiểu nhất là biến chủng mới có sự lai tạo giữa chủng Ấn Độ và chủng Anh. Được biết, việc mất Y144 không có gì đáng ngạc nhiên và có thể gặp ở bất cứ biến thể nào.

Đột biến Y144 được cho là có thể giúp virus lần tránh một số siêu kháng thể, tuy nhiên việc này cần phải đợi quan sát và những dữ liệu thu thập được trong thời gian tới mới có thể đi đến kết luận.

>> Xuất hiện biến chủng nCoV mới ở Việt Nam

bien-chung-ncov-moi-o-viet-nam
Biến chủng mới xuất hiện ở Việt Nam thiếu Y144. (Nguồn ảnh: Internet)

Muốn đánh giá một biến thể cần phải dựa vào một số đặc tính nhất định như tốc độ lây lan, mức độ lâm sàng, khả năng kháng lại kháng thể như thế nào…Nếu đáp ứng một trong những tiêu chí đó thì đây là một kiểu gene virus đáng để quan tâm, còn ngược lại thì có thể tạm bỏ qua, xem như những biến chủng khác.

Theo các bác sĩ, biến thể virus vẫn là SARS-CoV-2, nghĩa là đặc tính sinh học tương đồng nhau, chỉ có thay đổi ở một vài điểm.

Ở Việt Nam hiện tại đang lưu hành hai biến thể là Ấn Độ và Anh có tốc độ lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với chủng ban đầu. So với các ổ dịch trong nước, khả năng lây nhiễm của chúng tăng gấp 3 đến 4 lần.

Việc đánh giá chủng virus mới có nguy hiểm hay không cần một khoảng thời gian để nghiên cứu và quan sát. Còn việc bản thân mỗi công dân vẫn cần chấp hành quy định như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, không tụ tập đông người…

Nếu chúng ta tuân thủ và có ý thức phòng chống dịch Covid-19 thì các biến thể virus khó có cơ hội lan truyền trong cộng đồng với tốc độ cao.

Tin nên đọc:

>> Đâu là "lớp bảo vệ" cuối cùng ngăn nCoV xâm nhập cơ thể?

>> Bé trai 4 tuổi nhiễm COVID-19 sau 23 ngày cách ly, không xuất hiện triệu chứng

>> Xúc động bác sĩ 78 tuổi xung phong vào tâm dịch COVID-19 "chia lửa" cùng đồng nghiệp

>> Rơi nước mắt clip bác sĩ ép tim liên tục, giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19 bị ngưng tuần hoàn