Đạo Phật có từ rất lâu đời tại Trung Quốc và nhiều Quốc gia khác trên thế giới. Đạo phật được truyền bá vào Trung Quốc từ thời Tam Quốc và trong lịch sử hàng nghìn năm nay.
Đạo Phật đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử của Trung Quốc, đến nay đã có không ít những công trình kiến trúc liên quan đến Phật giáo trải dài khắp đất nước tỷ dân này.
Trong số đó, Bắc Kinh cũng không ngoại lệ, ở Thủ đô của đất nước tỷ dân cũng có rất nhiều ngôi chùa đáng để tham quan. Chẳng hạn như chùa Pháp Nguyên, là ngôi chùa lâu đời nhất ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ngôi chùa mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay lại mang trong mình một câu chuyện bí ẩn, cánh cổng của ngôi chùa kì lạ này đã đóng hơn 400 năm, hiện nay lại bất ngờ mở ra khiến nhiều người tò mò về câu chuyện đằng sau nó.
Ngôi chùa này có tên Thừa Ân Tự, tọa lạc tại phía Nam Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, được xây dựng vào năm Trịnh Đức thứ 5 của triều đại nhà Minh. Ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc đặc trưng Trung Hoa, diện tích rộng lớn lên đến 19.000 mét vuông.
Phía trong ngôi chùa có rất nhiều những cây cổ thụ chọc trời lẫn những tòa nhà và điện đường Phật giáo, chẳng hạn như Sơn Môn, Thiên Vương Điện, Đại Hùng Bảo Điện,… Mỗi điện đường Phật giáo trong chùa đều có những đặc điểm riêng. Hơn nữa đây còn là ngôi chùa bí ẩn nhất Bắc Kinh, sau khi thành lập được 100 năm, ngôi chùa bất ngờ bị đóng cửa ròng rã suốt hơn 400 năm mà không rõ lí do.
Có năm kiệt tác trong chùa Thừa Ân, đó là tranh tường, tháp chuông, trống, tháp canh, cây bách xương cá và đá Thượng Mã. Trước đây, tại Đại Hùng Bảo Điện cùng với Thiên Vương Điện cùng những nơi khác từng có rất nhiều bức bích họa tuyệt đẹp. Thế nhưng, qua thời gian như “bãi bể nương dâu”, trừ Thiên Vương Điện, những nơi khác đều không còn giữ được những tuyệt tác mang tính lịch sử, văn hóa ấy nữa.
Bên cạnh các bức tranh tường, còn có bốn tháp canh xung quanh tu viện. Mỗi tháp canh có ba tháp với các tầng cao, được kết nối bằng các đường hầm ở tầng dưới và các cửa sổ đá trên tường. Thiết kế này không chỉ để lấy sáng và thông gió, mà còn có tác dụng đề phòng sự tấn công đột ngột nào đó.
Sau khi Thừa Ân Tự được xây dựng, triều đại nhà Minh và nhà Thanh đã duy trì quy định "ba không", không có hương án, không có võ đường và không có đền thờ tại nơi đây.
Tại Sơn Môn vào Thừa Ân Tự, Trịnh Đức hoàng đế Chu Hậu Chiến đã đích thân đề ba chữ “Thừa Ân Tự” cho ngôi chùa này.
Tương truyền, ngôi chùa này do thái giám Lưu Cần xây dựng trên cơ sở một ngôi chùa cổ thời nhà Đường. Hoàng đế Vạn Lịch cũng ở trong chùa và có cả những cổ vật như "ghế rồng" cùng các đồ vật khác trong chùa.
Nhiều người cho rằng vì vai trò đặc biệt mà ngôi chùa đã được hoàng đế Trịnh Đức ban tặng là “Thừa Ân Tự” – tức ngôi chùa nhận đặc ân. Cho đến thời nhà Thanh, Thuần Thân vương có đến Lễ và các quan quyền quý khác cũng đã nhiều lần ghé lại ở tại Thừa Ân Tự.
Trong gần 500 năm, ngôi chùa dường như bị bỏ hoang không người chăm sóc, nhang khói. Nhiều di tích văn hóa đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, chẳng hạn như tượng Phật bằng đồng trong Đại Hùng Bảo Điện.
Tuy vậy, Thừa Ân Tự ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa đáng để chiêm ngưỡng, chẳng hạn như các bức tranh tường ở Đại sảnh Thiên Hoàng, các tấm bia đá ở Đại sảnh Đường,…