Voyeur là gì?
Voyeur là một từ Tiếng Anh, khi dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là kẻ có sở thích xem trộm, xem người khác khỏa thân, thích xem các thể loại phim người lớn, người tò mò tọc mạch.
Nhìn trộm là sự đạt được kích thích tình dục bằng cách quan sát những người khỏa thân, hở hang, hoặc đang hoạt động tình dục. Khi sự quan sát hướng tới những người bất ngờ, hành vi tình dục này thường dẫn đến những vấn đề với luật pháp và các mối quan hệ.
Nguồn gốc của thuật ngữ Voyeur?
Voyeur được phát hiện đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản từ đầu thế kỷ 20, cụ thể là vào năm 1990, nó xuất phát trực tiếp từ một danh từ Tiếng Pháp với nghĩa đen là "người nhìn thấy".
Ban đầu, Voyeur dùng để chỉ một người có khoái cảm tình dục khi nhìn người khác khỏa thân, không mặc quần áo hoặc thực hiện các hành vi thân mật, voyeur lúc này được dùng với nghĩa người tò mò, có sở thích nhìn trộm người khác khỏa thân.
Đến giữa thế kỷ 20, ý nghĩa của từ voyeur được mở rộng thành "một người quan sát, tò mò quá mức", đặc biệt là người quan tâm đến các chi tiết kỳ quái hoặc gây sốc.
Bộ phim nổi tiếng có nội dung Voyeur
Bộ phim The Voyeurs – Kẻ dòm ngó được chiếu năm 2021 đã thể hiện rõ nét về những người thường xuyên Voyeur. Phim xoay quanh câu chuyện về cặp đổi trẻ tuổi Pippa và Thomas, cả hai đã thực hiện thành công ước nguyện khi chuyển đến sinh sống tại một căn nhà mà họ mơ ước bấy lâu nay. Thế nhưng, tại đây bọn họ có thể nhìn qua được căn hộ đối diện và chứng kiến những cảnh đầy nóng bỏng của cặp đôi tại căn hộ đó. Không dừng lại ở đây, Pippa và Thomas đã cố gắng can thiệp vào cuộc sống của bọn họ và gây ra những hậu quả chết người kinh hoàng.
Voyeur có phải là một căn bệnh không?
Voyeur thực chất không phải là một căn bệnh, hay nói chính xác hơn đây là một chứng rối loạn, được gọi là "voyeurism". Những tưởng tượng và sự thôi thúc mãn nhãn xảy ra khi một người bị kích thích tình dục khi xem một người mà không biết rằng họ đang bị theo dõi tham gia vào hoạt động tình dục. Tình trạng này thường phát triển ở tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
Bản thân sự say mê không phải là một rối loạn. Thế nhưng trong những trường hợp đặc biệt, có thể dẫn đến vấn đề về bệnh lý tâm thần. Biểu hiện cực đoan nhất của căn bệnh này là sự thay thế hoàn toàn hoạt động tình dục của chính mình bằng cách theo dõi cuộc sống thân mật của người khác.
Những biểu hiện của Voyeurs
Kích thích tình dục liên tục và mãnh liệt từ việc quan sát mọi người thực hiện các hoạt động tình dục; Trở nên đau khổ hoặc không thể hoạt động do sự thôi thúc và tưởng tượng
Một số người mắc chứng này cũng có thể tự thực hiện các hành vi tình dục khi quan sát những người khác tham gia vào các hoạt động tình dục.
Tình trạng này thường xảy ra cùng với các tình trạng khác như trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất kích thích. Trong một số trường hợp, những người bị tình trạng này thậm chí có thể phát triển một chứng rối loạn paraphilic khác như rối loạn thích biểu hiện.
Cách điều trị hiệu quả Voyeurs
Điều trị Voyeur bằng thuốc
Thuốc giúp cải thiện hoạt động tình dục qua cơ chế tăng dòng máu tới dương vật. Sildenafil, vardenafil, và tadalafil an toàn, hiệu quả đối với đa số trường hợp. Ngoài ra, Zoladex (goserelin), Lupron (leuprolide acetate) và các loại thuốc làm giảm testosterone cũng có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này. Mức độ testosterone giảm cũng sẽ làm giảm ham muốn tình dục của bạn, điều này có thể giúp ngăn chặn sự thôi thúc mãn nhãn.
Tâm lý trị liệu
Liệu pháp này giúp bệnh nhân giảm bớt lo âu, trầm cảm, sợ hãi, là những cảm xúc ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hoạt động tình dục. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể giúp họ học cách kiểm soát các xung động của mình và hiểu tại sao hành vi của họ không được xã hội chấp nhận.
Đương đầu với thực tế
Dấu bệnh không cho ai biết hoặc không chấp nhận bản thân bị bệnh Voyeurs thực sự rất nguy hiểm. Chính vì vậy, chìa khóa để đối phó với chứng rối loạn mãn nhãn trước tiên là nhận ra rằng bạn cần được giúp đỡ và tìm đến sự giúp đỡ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tâm sự với cha mẹ, bạn bè hoặc người thân yêu của họ, những người sẽ hỗ trợ và có thể giúp bạn có được phương pháp điều trị cần thiết.
Đảm bảo sức khỏe và tinh thần
Chúng ta cần nắm rõ được nguyên nhân gây ra chứng Voyeurs để từ đó biết cách phòng ngừa. Để chữa trị có hiệu quả trước tiên phải giữ cho cơ thể mình thật khỏe mạnh, tinh thần thoải mái bằng cách: Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ; Hạn chế uống rượu; Bỏ hút thuốc lá; Điều trị mọi vấn đề tâm lí (nếu có); Trao đổi nhiều hơn với vợ/chồng để thêm thấu hiểu và sẻ chia,…
Qua bài viết trên, SaoDaiy mong rằng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới về Voyeurs. Voyeurs không phải là bệnh nó là một chứng rối loạn nên khi phát hiện ra thì phải ngay lập tức tìm cách điều trị nhé các bạn.
>> Xem thêm: Căn bệnh Hanahaki là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả nhất năm 2022