Chăm sóc Sức khoẻ

“Rụng dâu” là gì? Top thực phẩm cải thiện sức khỏe tốt cho những ngày đến kinh nguyệt

Lê Hồng - 23/06/2022 15:06 GMT+7

Là con gái trung bình một tháng sẽ xảy ra hiện tượng “rụng dâu” một lần. Những ngày này, tâm trạng của họ vô cùng khó chịu, sức khỏe thì yếu, thường xuyên mệt mỏi trong người nên việc bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể là thực sự cần thiết.

Là con gái trung bình một tháng sẽ xảy ra hiện tượng “rụng dâu” một lần. Vậy "rụng dâu" là gì mà những ngày này, tâm trạng của họ vô cùng khó chịu, sức khỏe thì yếu, thường xuyên mệt mỏi trong người.  nên việc bổ sưng những thực phẩm tốt cho cơ thể là thực sự cần thiết. 

“Rụng dâu” là gì? 

Rụng dâu là chu kì kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới (hay còn gọi là tới tháng, tới mùa, ngày đèn đỏ). Chu kì kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại trong cơ thể của người phụ nữ dưới sự điều khiển của hoocmon sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là hiện tượng sinh lí cần thiết cho sự sinh sản. Chỉ khi người phụ nữ rụng trứng thì cơ thể nữ mới có thể kết hợp cùng với tinh trùng để tạo ra bào thai. 

Những ngày này, tuỳ vào cơ địa mà cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Có người chỉ cảm thấy người hơi nặng nề phần thân dưới, cũng có những người bị đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Lượng máu cũng tùy vào mỗi người mà có sự nhiều ít chênh lệch.

hinh-anh-minh-hoa-ngay-rung-dau
Hình ảnh minh họa ngày "rụng dâu"

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng “rụng dâu”

Quá trình rụng trứng diễn ra âm thầm bên trong cơ thể nữ giới tuy nhiên việc rụng trứng có nhiều thay đổi về nội tiết tố nên phụ nữ nếu để ý đều có thể nhận ra một vài dấu hiệu thay đổi bên ngoài báo hiệu sự rụng trứng đang diễn ra bên trong.

Cổ tử cung mở rộng: Khi chuẩn bị đến thời điểm trứng rụng, cổ tử cung bị kích thích trở nên mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị tiếp nhận trứng. 

Khí hư trong hơn: Trước khi rụng trứng dịch tiết âm đạo (khí hư) trở nên trong hơn một số dịch tiết âm đạo còn có dạng như lòng trắng trứng. Sau khi rụng trứng chị em có thể thấy lượng dịch tiết âm đạo có thể giảm xuống và dịch trở nên đặc hơn. 

cang-ngu-dau-moi-co-the-chong-mat-la-nhung-bieu-hien-co-ban-khi-chuan-bi-den-ngay-rung-dau
Căng ngưc, đau mỏi cơ thể, chóng mặt... là những biểu hiện cơ bản khi chuẩn bị đến ngày "rụng dâu"

Căng ngực: Nồng độ hormone thay đổi là nguyên nhân chính của hiện tượng căng và đau ngực trước kỳ kinh. Đau mỏi cơ thể: Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng, đau cơ thể ngày đèn đỏ chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin đột ngột gây nên các cơn co thắt trong cơ thể.

Ham muốn tình dục: Cảm giác gia tăng ham muốn tình dục trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này. Nhưng nồng độ hormone estrogen và testosterone được cho là đóng một vai trò quan trọng, sự thay đổi hormone có khả năng gây ra sự gia tăng ham muốn tình dục. 

ngay-rung-dau-con-gai-co-nhieu-bieu-hien-anh-huong-den-suc-khoe-va-tinh-than
Ngày "rụng dâu" con gái có nhiều biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần

Bên cạnh những dấu hiệu trên thì vẫn còn nhiều đặc điểm nhận biết khác như: Có cam giác thèm ăn nhiều đặc biệt là ăn vặt; nhạy cảm hơn ngày thường dẫn đến dễ khóc và khó tính; mất ngủ, mệt mỏi và cảm giác đau đầu nhẹ…

Những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cho ngày “rụng dâu”

Sau khi đã tìm hiểu "rụng dâu" là gì cùng các dấu hiệu rụng dâu, cùng tìm hiểu những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe trong này này nhé!

31655806765.jpeg
Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều rất cần thiết trong ngày "rụng dâu"

Rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần mỗi lần đến ngày “rụng dâu”. Để tránh tình trạng cơ thể đuối sức đến mức ngất đi phải nhập viện cũng như hạn chế đau bụng kinh thì chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp khắc phụ, trong số những giải pháp đó thì việc lựa chọn những nhóm thực phẩm tốt, sạch, giàu chất dinh dưỡng được đánh giá là có hiệu quả nhất. 

Thực phẩm giàu crom: Nhóm này bao gồm khoai lang, ngô (loại còn nguyên cám), hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, cải bó xôi, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, củ cải đường và nấm… Những thực phẩm kể trên giúp cho kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, hạn chế cảm giác thèm ăn vặt.

hay-dam-bao-qua-trinh-an-uong-cua-ban-trong-nhung-ngay-rung-dau
Hãy đảm bảo quá trình ăn uống của bạn trong những ngày "rụng dâu"

Ăn nhiều rau xanh lá đậm: Các loại rau xanh lá đậm chứa nhiều vitamin C, canxi, magie và folate đặc biệt tốt cho sức khỏe và có lợi cho việc sinh sản, tăng cường lượng máu của phụ nữ. Một số loại rau xanh lá đậm nên ăn trong ngày rụng trứng như: súp lơ, bắp cải, bông cải xanh, rau cải, mồng tơi,... 

Thực phẩm giàu sắt: Trong kỳ kinh nguyệt, chất sắt bị thất thoát nhiều nên thực phẩm giàu sắt sẽ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho phụ nữ, đóng vai trò quan trọng cung cấp dưỡng chất cho buồng trứng luôn khỏe mạnh. Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt không thể bỏ qua như: cá, gan động vật, cải bó xôi,…

thuc-pham-chua-sat-giup-co-the-khoe-manh-hon
Thực phẩm chứa sắt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Chuối, dứa và kiwi: Đây là những loại trái cây có tác dụng mạnh giúp cho kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không còn hiện tượng trướng bụng và đau bụng nữa. 

Yến mạch và họ nhà đậu: Yến mạch chứa nhiều kẽm và magie, giúp mạch máu giãn và ổn định serotonin - hoạt chất trong não. Nhờ đó cơ thể cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn trong thời kỳ “đèn đỏ”. Trong khi đó, các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen chứa rất nhiều sắt và magie, bổ sung cho cơ thể trong kỳ kinh.

Bổ sung nhiều nước ấm: Việc bổ sung đầy đủ mỗi ngày từ 2 lít nước ấm trở lên để ngăn ngừa triệu chứng tử cung co thắt quá mức, kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ trơn, làm ấm cơ thể để giảm đau, tuyệt đối không uống nước đá hay nước để lạnh.