Đời Sống

Xe chở băng vệ sinh, tã bỉm bị cấm vận chuyển vì “không thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu”

Theo VnExpress - 28/07/2021 18:27 GMT+7

Do không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu, việc phân phối, vận chuyển băng vệ sinh, tã, bỉm tại TP HCM và các tỉnh phía Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Trưa 28/7, trao đổi với Báo VnExpress, Công ty cổ phần Diana Unicharm cho biết, các nhà phân phối, nhân viên bán hàng của hãng bị cơ quan chức năng chặn lại khi đang trên đường vận chuyển mặt hàng băng vệ sinh, tã, bỉm đến các điểm bán lẻ. “Cơ quan quản lý giải thích những sản phẩm này không thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịch nên không được vận chuyển, lưu thông”, đại diện Diana Unicharm nói.

Trong các tỉnh thành phía Nam, hiện chỉ có Đồng Nai xem băng vệ sinh, tã, bỉm là mặt hàng thiết yếu và nêu rõ trong văn bản hướng dẫn.

Đại diện công ty cho rằng, nếu tình trạng này vẫn xảy ra thì trên thị trường sẽ nhanh chóng thiếu hụt hàng hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn vệ sinh của người dân.

Nghiên cứu của Nielsen U&A 2021 cho thấy, băng vệ sinh là biện pháp cơ bản được phụ nữ Việt Nam sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Số lượng phụ nữ cần sử dụng mặt hàng này là 30 triệu người và mỗi người cần dùng khoảng 16 miếng cho 1 chu kỳ.

Với mặt hàng tã, có khoảng 3 triệu em bé ở độ tuổi 0-2 cần sử dụng. Mỗi bé cần khoảng 90-120 miễng tã/tháng, có bé cần hơn 10 miếng/ngày. Một thống kê khác cũng cho thấy số người mắc các vấn đề về bài tiết phải sử dụng bỉm người lớn là gần 1,4 triệu người.

a1
Băng vệ sinh là mặt hàng giúp chị em phụ nữ đảm bảo sức khỏe trong chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh: Thanh niên

Trước tình trạng này, Công ty cổ phần Diana Unicharm mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp tháo gỡ để các mặt hàng sớm được vận chuyển, lưu thông. Đồng thời, doanh nghiệp cũng hy vọng đề xuất của Bộ Công Thương về danh sách hàng cấm lưu thông thay vì danh sách hàng hóa thiết yếu sớm được phê duyệt, giúp địa phương thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hoá trong Covid-19.

Đây không phải là lần đầu tiên sự không thống nhất về cách hiểu hàng thiết yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu vận chuyển. Tuần trước, mặt hàng đồ uống (nước đóng chai, đống lon), sữa cũng đã bị một số địa phương xem là không thiết yếu, dẫn đến doanh nghiệp không thể giao hàng đến các đại lý bán lẻ.

Theo đề xuất mới nhất của Bộ Công Thương lên Thủ tướng, vấn đề tắc nghẽn vận tải do cách hiểu về hàng hoá thiết yếu của các địa phương không đồng nhất. Nguyên nhân là Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn do các địa phương tự quy định.

Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo danh mục hàng hóa cấm lưu thông (danh mục 19 hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông theo quy định của pháp luật được ban hành từ tháng 5/2014). Trong lúc chờ đợi, Bộ Công Thương cũng đưa ra một danh mục nhóm thực phẩm, nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhiên liệu, mặt hàng khác theo nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của địa phương để các đơn vị cơ sở tham chiếu.

>>> Tin nên đọc:

Clip: Người đàn ông vi phạm quy định phòng chống dịch chạy 'điền kinh' nhằm trốn tránh lực lượng chức năng, công an lên tiếng "làm người phải có ý thức chứ?"

Thanh niên yêu cầu chốt kiểm dịch xét nghiệm Covid-19 cho biên bản xử phạt của mình

Ra đường sau 18h00, shipper bật khóc khi bị phạt vì công ty báo vẫn được hoạt động

Tin phổ biến