Mẹo

Hướng dẫn cách sử dụng tỏi đen - vị thuốc quý chữa bệnh có thể bạn chưa biết

An Nhiên - 12/11/2021 14:52 GMT+7

Tỏi đen được đánh giá là một “thần dược” cực kỳ hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp của mọi người. Tuy nhiên hiện nay, một số người vẫn còn mơ hồ về công dụng cũng như cách sử dụng của loại tỏi này. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những tác dụng của tỏi đen.

1. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen không có sẵn trong tự nhiên. Nó được trải qua quá trình lên men từ tỏi trắng để thu được sản phẩm.

Từ một củ tỏi trắng bình thường, người ta sẽ đem nung nóng ở điều kiện nhiệt độ được theo dõi nghiêm ngặt, dao động từ 60 độ C đến 90 độ C và độ ẩm dao động từ 80 độ đến 90 độ tỏi lên men từ từ. 

Toi-den
Tỏi đen (Ảnh: Vinmec)

Thời gian lên men khá dài, có thể kéo dài từ 30 ngày nhưng cũng có thể lên đến 60 ngày. Sau đó, từ những củ tỏi trắng bình thường ta thu được sản phẩm có màu đen nhánh đặc trưng. Đồng thời, hàm lượng hoạt chất trong tỏi đen tăng gấp nhiều lần so với tỏi trắng nên rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, một số thành phần dinh dưỡng trong tỏi đen cũng được gia tăng gấp nhiều lần như: Acid amin, nguyên tố vi lượng, Polyphenol, flavonoid... Đặc biệt, nó còn bổ sung thêm một số thành phần mới tốt cho sức khỏe như S-allyl-L-cysteine (SAC), S-allyl mercapto cystein (SMAC)...

Tỏi đen khá dễ ăn, không có mùi hăng và cay như tỏi trắng thông thường. Khi nếm, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, dẻo và không sợ để lại mùi hôi miệng.

2. Công dụng của tỏi đen với sức khỏe

2.1. Tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi đen có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus với sự hỗ trợ từ allicin - một loại axit amin có trong tỏi đã lên men. Thậm chí, ngay cả khi được pha loãng thì hoạt chất này vẫn giữ được tính hiệu quả. 

Vì vậy, loại tỏi này sẽ giúp những người bị bệnh lâu ngày, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng tăng cường lại hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, nó còn có tác dụng bổ sung lại các chất để gia tăng sức đề kháng cho những trường hợp bị suy giảm miễn dịch do xạ trị hay sử dụng hóa chất.

Toi-den-1
Tăng cường hệ miễn dịch - Ảnh: Fao Việt Nam

2.2. Ức chế, ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Một trong những công dụng tuyệt vời của tỏi đen là giúp ức chế, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số dòng tế bào ung thư nguy hiểm như: Ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng...

Có được tác dụng này là nhờ thành phần mới xuất hiện ở tỏi đen qua quá trình lên men là hợp chất S-allylcysteine. Nó góp phần ngăn chặn hiệu quả sự có mặt và phát triển của các tế bào gây ung thư, làm giảm tối đa nguy cơ gây ung thư ở người. 

Toi-den-2
Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư - Ảnh: Điện máy xanh

2.3. Giảm cholesterol máu, giảm mỡ máu hiệu quả

Cholesterol là một thành phần của lipid máu và là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hầu hết các quá trình hoạt động để cơ thể vận hành bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc dư thừa cholesterol xảy ra do ăn uống không khoa học, lành mạnh có thể là tác nhân dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm liên quan tới tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường...

Tuy nhiên, tỏi đen có thể giúp tác động làm giảm cholesterol trong máu và giảm mỡ máu hiệu quả. Ngoài ra, nó còn làm tăng hàm lượng HDL - Cholesterol (một loại cholesterol “tốt”) để hạn chế phát sinh biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Toi-den-3
Giảm cholesterol máu, mỡ máu - Ảnh: Khoevatva.com

2.4. Tỏi đen chống oxy hóa

Theo nghiên cứu, tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 2 lần so với các loại khác. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh về da như da bị nhăn nheo, viêm da hay lão hóa thì có thể sử dụng tỏi kết hợp với quá trình trị bệnh để gia tăng hiệu quả điều trị và nhanh khỏi bệnh hơn.

Lưu ý, bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên ngành về liều lượng và cách thức sử dụng.

Toi-den-4
Chống oxy hóa - Ảnh: Medlatec

2.5. Thu dọn gốc tự do

Gốc tự do là chất có hại và có 2 nguyên nhân chính sinh ra các gốc tự do. Chúng có thể xảy ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của yếu tố bên ngoài như môi trường, tâm lý, bia rượu, thuốc lá,...

Đây cũng là nguyên nhân của hơn 80 bệnh lý khác nhau, trong số đó có các bệnh cực kỳ nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, Alzheimer, tai biến mạch máu não...

Toi-den-5
Thu gọn gốc tự do - Ảnh: Siêu thị hàng hóa

Do đó, việc thu dọn các gốc tự do đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lý ngay từ những bước đầu tiên. Hợp chất sulfur hữu cơ cùng dẫn chất tetrahydro carboline có trong những tép tỏi được lên men là một trong những giải pháp có khả năng thu dọn gốc tự do một cách triệt để. 

2.6. Bảo vệ tế bào gan

Tỏi đen có thể bảo vệ tế bào gan và giúp lá gan luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Đặc biệt, loại tỏi này cũng đã được chứng minh về công dụng đối với những người mắc bệnh viêm gan, xơ gan.

Toi-den-6
Bảo vệ tế bào gan - Ảnh: Zicxa Việt NamThu gọn gốc tự do - Ảnh: Siêu thị hàng hóa

2.7. Giảm đau, viêm khớp

Nếu bạn đau cơ, đau khớp, tổn thương cơ bắp sau mỗi lần tập luyện căng thẳng thì hãy ăn tỏi đen. Không chỉ đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ bắp, tỏi còn giúp bạn cải thiện các chức năng và sở hữu những khối cơ dẻo dai, khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng sở hữu rất nhiều công dụng tuyệt vời như cải thiện chức năng tiêu hóa, chức năng của tuyến tiền liệt, giúp nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ...

Toi-den-7
Giảm đau, viêm khớp - Ảnh: Vinmec

3. Ăn tỏi đen vào lúc nào?

Theo các chuyên gia, sử dụng tỏi đen vào sáng sớm hoặc buổi tối là thời điểm phù hợp nhất. Bởi lẽ, buổi sáng khi vừa thức dậy, cơ thể đang cần nạp năng lượng để bắt đầu hoạt động cho ngày mới.

Theo đó, bạn nên ăn tỏi trước bữa sáng khoảng 30 phút để có thể tiếp nhận các dưỡng chất. cần thiết cho cơ thể. Đối với buổi tối, bạn có thể ăn tỏi trước bữa cơm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. 

Tuy nhiên, mọi người tuyệt đối không sử dụng khi bụng còn đói hoặc trước khi đi ngủ. Lý do là bởi tỏi đen sẽ kích thích tiêu hóa, làm dạ dày tăng tiết dịch vị. Tốt nhất, hãy uống kèm một cốc nước lọc để thuận tiện cho việc tiêu hóa và làm tăng hiệu quả sử dụng.

Toi-den-8
Dùng tỏi đen vào buổi sáng và buổi tối là thích hợp nhất - Ảnh: Vinmec

Ngoài những mốc thời gian trên, bạn cũng có thể sử dụng tỏi bất cứ lúc nào tùy vào điều kiện. Thế nhưng, mọi người hãy nhớ không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Một người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 20gr tỏi mỗi ngày (tương đương 3, 4 tép tỏi và 3 củ nếu là tỏi cô đơn). Với những ai bị dị ứng, hen suyễn... thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng.

4. Ai không nên ăn tỏi đen?

Mặc dù tỏi đen đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn chúng. Một số trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng tỏi là:

- Phụ nữ đang mang thai.

- Người có thể trạng hay nóng trong.

- Người đang bị tiêu chảy, huyết áp thấp.

- Người bị dị ứng với tỏi bình thường để tránh gặp phải tình trạng ngứa ngáy khắp người thậm chí là tăng huyết áp.

- Người mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, đau mắt đỏ... nếu sử dụng có thể gây thương tổn nặng tới thị lực.

- Người mắc các bệnh về thận, gan, dạ dày.

- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu.

Toi-den-9
Những trường hợp không nên ăn tỏi đen - Ảnh: META.vn

Trên đây là những hướng dẫn về cách sử dụng tỏi đen - một thực phẩm bổ dưỡng và cũng là một vị thuốc quý trong dân gian. Hy vọng bạn đã biết sử dụng tỏi đen đúng cách, đúng liều lượng để bảo vệ sức khỏe bản thân bạn.

>>> Tin nên đọc: Hướng dẫn cách bảo quản tôm hùm tươi ngon nhất