Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện hay còn được biết đến với tên gọi là tư duy phân tích (critical thinking). Tư duy phản biện là một quá trình bao gồm hai bước là phân tích và đánh giá thông tin. Từ đó sẽ đưa ngược lại những chất vấn về giả thiết của vấn đề.
Tư duy phản biện bên cạnh việc thúc đẩy quá trình suy nghĩ chủ động của bản thân. Còn tác động, làm nâng cao khả năng phản biện ở người khác. Nó như một chiếc kim chỉ nam, hướng bạn vào những tư duy và mục đích đúng đắn.
Như vậy, để có tư duy phản biện, chủ thể phải rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm câu trả lời, hoài nghi, tư duy lôgích, đưa ra quyết định đúng đắn; v.v..
Những điều cần biết về tư duy phản biện
Mục tiêu của tư duy phản biện
Mục tiêu của tư duy phản biện là làm rõ các giả định, nhận định về những giá trị tiềm ẩn bên trong một vấn đề, sự vật hay hiện tượng. Xu hướng của tư duy phản biện thể hiện: ước muốn tự phê phán, suy nghĩ có cân nhắc; khát vọng theo đuổi lẽ phải, khách quan, năng lực tư duy rõ ràng, đáng tin cậy, sâu rộng, thiết thực và công bằng; v.v..
Yêu cầu của tư duy phản biện
Những người có tư duy phản biện cần có sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết, xem xét các bằng chứng khẳng định để có những kết luận xa hơn; suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động; đánh giá những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận; sự phê phán và sáng tạo; tìm kiếm những yếu tố có liên quan cũng như thông tin mới,… Ngoài ra, những người này cũng cần phải tạo cảm giác đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu, tầm rộng và tính công bằng; v.v..
Đặc điểm của người tư duy phản biện
Người có tư duy phản biện là người không thành kiến, ham tìm hiểu, biết lắng nghe, có thể chấp nhận ý kiến khác, có khả năng tranh luận để đưa ra lý lẽ có bằng chứng thuyết phục, suy luận logic ăn khớp với các dữ liệu đã được phân tích trước đó, xem xét vấn đề từ nhiều phương diện để đưa ra kết luận tối ưu nhất.
Sản phẩm của tư duy phản biện
Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của tư duy phản biện là: sự rõ ràng, mạch lạc; sự chính xác, đầy đủ bằng chứng; sự thống nhất, logic; sự khách quan, công tâm; sự toàn diện và sâu sắc; sự phù hợp; v.v. của các phán đoán.
Các loại tư duy phản biện
Tư duy phản biện tự điều chỉnh
Trước một vấn đề nào đó, bản thân mỗi người đều sẽ có những ý kiến chủ quan. Những ý kiến đó có thể đúng, hoặc sai. Tuy nhiên, để đánh giá được điều đó, cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh. Đây là quá trình bản thân mỗi người tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm để nhằm đưa ra những nhận định, phán đoán tối ưu nhất.
Tư duy phản biện ngoại cảnh
Trong một cộng đồng, mỗi cá thể sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến cũng sẽ lệch nhau và có thể sẽ lệch đi so với chân lý. Tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành nhằm giải quyết vấn đề này. Nó được diễn ra theo trình tự 3 bước: nhận thức, đánh giá và cuối cùng là phản biện vấn đề.
Vai trò của tư duy phản biện
Tư duy phản biện cần thiết cho mọi lĩnh vực
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay pháp lý, thì khả năng này biện hiển nhiên cực kỳ quan trọng. Nói đi thì cũng phải nói lại không chỉ những ngày trên mà tất cả các ngành nghề trong xã hội cũng đều cần có tư duy biện chứng hết. Tóm lại, nếu bạn có khả năng tư duy biện chứng tốt và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thì đó chính là “tài sản” quý giá trong mọi lĩnh vực, nghề nghiệp.
Là phản chiếu tốt nhất của bản thân
Để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn thì chúng ta cần phải nhận ra rõ được giá trị của bản thân và đặc biệt trong mọi trường hợp phải tỉnh táo để đưa ra những kết luận chính xác nhất. Tư duy phản biện chính là thứ sẽ giúp bạn thực hiện những điều này một cách hợp lý.
Tư duy phản biện giúp phát triển xã hội
Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; kích thích khả năng sáng tạo.
Tư duy phản biện giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Trong lĩnh vực chính trị, tư duy phản biện giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước nâng cao năng lực tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, từ đó xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, có hiệu quả.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, tư duy phản biện giúp con người nhận biết thông tin đúng đắn, thu nhận những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin từ các nguồn khác nhau; tiếp thu những cái hay, cái tốt trong xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư duy phản biện cung cấp cho người học không chỉ cách giải quyết vấn đề mà cả cách nêu vấn đề.
Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả nhất hiện nay
Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân
Trước khi nói ra, lập luận một vấn đề, cần phải hiểu rõ vấn đề đó. Để có thể có cái nhìn khách quan, tổng quát nhất. Điều đầu tiên phải làm đó là học tập. Không ngừng trau dồi thêm kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề.
Đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy phản biện
Cách đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy phản biện cũng chính là khả năng kích họat, mở rộng tư duy, từ đó có thể vận dụng các kiến thức vào việc giải thích, phân tích, đánh giá, tổng hợp và cuối cùng là áp dụng.
Bạn chỉ cần chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi thì chắc chắn qua một thời gian sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy. Và đâu là nguồn thông tin cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Đánh giá mọi việc khách quan
Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện đó là suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và quá đặt nặng cái tôi vào đó thì chắc chắc kết quả cho ra sẽ vô cùng mơ hồ. Vì vậy, thay vì suy nghĩ mọi thứ theo hướng cá nhân thì các bạn cần phải đánh giá các sự việc theo hướng khách quan nhé! Khi đánh giá mọi việc khách quan, bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.
Dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ
Một trong những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện tốt nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ chính là dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ. Não bộ hoạt động khỏe mạnh, ổn định sẽ là điều kiện cốt lõi để tư duy phản biện phát triển. Bởi vì não bộ hoạt động bình thường sẽ giúp chúng ta có thể nghiêm túc, tập trung suy nghĩ, phân tích và tư duy vấn đề.
Hiện nay có rất nhiều cách để chung ta cải thiện chức năng não bộ như: ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc,học một ngôn ngữ mới, tham gia vào các hoạt động xã hội, xem tivi, sử dụng internet, hay học chơi một nhạc cụ nào đó… Tất cả các hoạt động liên quan đến trí não sẽ giúp cải thiện bộ não một cách tự nhiên nhất.
Tăng cường thêm các trải nghiệm mới
Tích cực tham gia những trải nghiệm mới chắc chắn giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, từ đó phát huy được hết sức mạnh của tư duy phản biện. Những trỉa nghiệm đó có thể là: Mỗi tháng đến 1 quán cafe, nhà hàng, bar hoàn toàn mới hoặc dành thời gian từ hai đến 3 tháng đi du lịch khám phá 1 địa điểm mới trong hay ngoài nước. Mỗi năm học thêm 1 kỹ năng mới: ngoại ngữ, yoga, bơi, vẽ, chụp hình, viết blog.
Tư duy phản biện không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Có một điều chắc chắn rằng tư duy phản biện có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta vì vậy mỗi người chúng ta hãy luôn từng bước rèn luyện nó thật tốt nhé!
>> Xem thêm: Mách bạn những phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy logic hiệu quả dành cho mọi đối tượng