Nhân vật mạng

Nghị lực sống của văn sĩ Helen Keller: Cả thế giới nghiêng mình trước một người phụ nữ cả đời sống trong tăm tối và im lặng

Lê Hồng - 01/10/2022 15:55 GMT+7

Văn sĩ Helen Keller là một người phụ nữ hoàn toàn mất đi khả năng nghe và nhìn. Nhưng không vì thế mà bà khuất phục trước cuộc sống tối tăm đó của mình. Ngược lại, Helen Keller còn khiến cả thế giới phải nghiêng mình thán phục vì lý tưởng và nghị lực sống phi thường của bà.

Thông tin về văn sĩ Helen Keller

Văn sĩ Helen Keller sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia, Alabama, Mỹ. Thuở đó bà được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và là niềm hạnh phúc của ông bà Kate Adams Keller và Colonel Arthur Keller. Mặc dù gia đình đã gặp nhiều khó khăn và mất nhiều của cải vào thời Nội chiến nhưng họ vẫn luôn sống lạc quan và vui vẻ, cho đến khi bất hạnh ập đến với bé Helen.

Mới 19 tháng, Helen Keller bị mắc một chứng bệnh kì lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán. Mặc dù thoát chết nhưng di chứng của nó lại quá nghiêm trọng, Helen đã hoàn toàn mất đi khả năng nghe và nhìn. Từ đó trở đi cuộc sống của bà và cả gia đình gặp vô vàn khó khăn.

Văn sĩ Helen Adams Keller sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia, Alabama, Mỹ
Văn sĩ Helen Adams Keller sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia, Alabama, Mỹ

Văn sĩ Helen Keller và hành trình ra khỏi bóng tối trở thành một văn sĩ nổi tiếng của Mỹ

Văn sĩ Helen Keller được cô gái mù lòa Anne Sullivan cứu giúp

Sau khi phát hiện ra căn bệnh của con mình, bố mẹ Helen Keller phát hiện ra sự thật đau buồn đó là không thấy em có phản ứng gì mỗi khi tiếng chuông báo giờ cơm gia đình vang lên, hoặc không hề chớp mắt khi bà huơ tay trước mặt. Cô bé liên tục làm vỡ bát đĩa, chụp đèn, và mọi thứ vật dụng trong nhà. Cô sống trong nỗi bực dọc, cáu kỉnh triền miên và luôn làm phiền mọi người. Họ hàng cô bảo rằng cô cần phải được vĩnh viễn đưa vào một dưỡng viện dành cho trẻ khuyết tật, nhưng mẹ cô kịch liệt phản đối.

Mới 19 tháng, Helen Keller bị mắc một chứng bệnh kì lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán.
Mới 19 tháng, Helen Keller bị mắc một chứng bệnh kì lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán.

Năm lên 6, Helen được mẹ đưa đi gặp các chuyên gia y tế để tìm kiếm một cơ may nhưng họ xác nhận cô hoàn toàn mù và điếc. Họ không thể làm gì khác hơn để giúp đỡ cô bé ngoài việc động viên và giới thiệu mẹ con bà đến gặp một chuyên gia về các vấn đề của trẻ khiếm thính là Alexander Graham Bell (nhà phát minh ra điện thoại). Nhưng Bell cũng chỉ có thể giới thiệu Helen cho Michael Anagnos, hiệu trưởng Học viện Y khoa Perkins kiêm giám đốc Bệnh viện Tâm thần Massachusetts. Anagnos sau khi xem xét trường hợp Helen lại giới thiệu mẹ con bà đến gặp Anne Sullivan, một học trò cũ của ông.

Năm lên 6, Helen được mẹ đưa đi gặp các chuyên gia y tế để tìm kiếm một cơ may nhưng họ xác nhận cô hoàn toàn mù và điếc.
Năm lên 6, Helen được mẹ đưa đi gặp các chuyên gia y tế để tìm kiếm một cơ may nhưng họ xác nhận cô hoàn toàn mù và điếc.

Anne Sullivan, 20 tuổi, người Irland, là một người có hoàn cảnh khá đặc biệt. Cô mồ côi cả cha lẫn mẹ, cũng từng sống trong thế giới mù lòa suốt 15 năm trời. Cô đã tốt nghiệp Học viện Y khoa Perkins và nhờ hai lần phẫu thuật mắt nên đã lấy lại được một phần thị lực. Thấy được hoàn cảnh của Helen giống mình nên Anne Sullivan đã đồng ý giúp đỡ. Vì Helen vừa mùa và điếc nên Anne Sullivan chỉ có thể dạy và truyền đạt thông tin bằng cách dùng các ngón tay.

Bằng sự thấu hiểu và tình thương, cô giáo này đã giúp Helen tìm lại ánh sáng từ trong chính tâm can. Câu chuyện của Helen Keller và Anne Sullivan tới nay vẫn là nguồn cảm hứng về nghị lực sống cho những người khuyết tật.

Văn sĩ Helen Keller được cô gái mù lòa Anne Sullivan cứu giúp
Văn sĩ Helen Keller được cô gái mù lòa Anne Sullivan cứu giúp

Văn sĩ Helen Keller là người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật

Anne Sullivan đã mở khóa thành công những khả năng của Helen Keller. Ở tuổi thiếu niên, Helen đã sớm hạ quyết tâm bước chân vào cánh cổng đại học.

Năm 1894, Helen đến New York vào học trường Wright-Humason dành cho người điếc. Năm 1896, Helen trở về Massachusetts theo học trường Cambridge dành cho nữ sinh. Năm 1900, Helen bắt đầu theo học trường đại học Radcliffe. Ngày 28/6/1904, Keller được biết đến với tư cách người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật của trường Đại học Radcliffe.

Văn sĩ Helen Keller là người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật
Văn sĩ Helen Keller là người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật

Nhiều cuốn sách được xuất bản và trở thành tác phâm kinh điển của nền văn học Mỹ

Trong suốt những ngày tháng ở Radcliffe, Helen đã tỏ ra vô cùng tham vọng với mong muốn rèn giũa ngòi bút của mình thật sắc bén. Năm 1900, Helen bắt đầu theo học trường đại học Radcliffe. Cuộc sống tại Radcliffe rất gian nan đối với Helen. Trong thời gian này Helen viết tự truyện “The Story of My Life” (Chuyện đời tôi) bằng máy chữ Braille lẫn máy chữ thông thường. Năm 1903, sách được xuất bản và là một trong những quyển sách kinh điển của nền văn học Mỹ. ”. Năm 1913, cuốn “Out of the Dark” (Ra khỏi bóng tối) được xuất bản. Từ đây mọi người được biết thêm về quan điểm chính trị của Helen.

Trong suốt cuộc đời, Helen Keller đã cống hiến tổng cộng 12 cuốn sách và hơn 475 bài diễn văn về những đề tài như đức tin, sự lạc quan, chiến tranh, giáo dục, phân biệt chủng tộc,…

Trong suốt cuộc đời, Helen Keller đã cống hiến tổng cộng 12 cuốn sách và hơn 475 bài diễn văn
Trong suốt cuộc đời, Helen Keller đã cống hiến tổng cộng 12 cuốn sách và hơn 475 bài diễn văn

Văn sĩ Helen Keller tích cực hoạt động xã hôi, cứu giúp nhiều người

Văn sĩ Helen Keller không chỉ tài giỏi trong sáng tác mà bà còn khát khao được giúp đỡ những người xung quanh, những nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo và bệnh tật. Thiếu đôi mắt nhưng bà đã nhìn đời bằng cả con tim.

Năm 1915, bà thành lập tổ chức chống mù lòa mang tên mình. Tổ chức của Helen tập trung vào hai chương trình chính là sức khỏe của mắt và dinh dưỡng cho mắt. Helen Keller đã đi đến 39 nước trên thế giới, thực hiện các bài diễn thuyết đầy thuyết phục. “Chúng ta sẽ chẳng thực sự hạnh phúc cho đến khi làm cuộc đời của người khác trở nên tươi sáng hơn” – Đây chính là một bài học lớn mà Helen Keller đã để lại.

Văn sĩ Helen Keller không chỉ tài giỏi trong sáng tác mà bà còn khát khao được giúp đỡ những người xung quanh
Văn sĩ Helen Keller không chỉ tài giỏi trong sáng tác mà bà còn khát khao được giúp đỡ những người xung quanh

Những câu nói hay biểu tượng vượt lên số phận của Helen Keller

Cuộc đời của Helen Keller - nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội khiếm thị, khiếm thính nổi tiếng người Mỹ đã trở thành tấm gương về nghị lực phi thường cho biết bao người noi theo. Dù đã mất thế nhưng những câu nói đầy triết lý của bà vẫn còn mãi đối với nhân loại.

Dù đã mất thế nhưng những câu nói đầy triết lý của bà vẫn còn mãi đối với nhân loại.
Dù đã mất thế nhưng những câu nói đầy triết lý của bà vẫn còn mãi đối với nhân loại.

Điều tôi đi tìm không ở ngoài kia, nó ở trong bản thân tôi.

Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn nếu chúng ta kiên trì với nó đủ lâu.

Tôi chỉ có một, nhưng tôi vẫn là một. Tôi không thể làm tất cả mọi thứ, nhưng tôi có thể làm một điều gì đó, và bởi tôi không thể làm tất cả mọi thứ nên tôi sẽ không từ chối làm điều mình có thể làm.

Hướng về phía Mặt Trời bạn sẽ không còn thấy bóng tối. Đó là điều mà hoa hướng dương đang làm.

Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

nguoi-phu-nu-khuyet-tat-tro-thanh-bieu-tuong-tinh-than-bat-khuat-172448

Sự ngã lòng không bởi những khó khăn bên ngoài, hay bởi sự đau đớn bên trong, trái tim lắng nghe một giọng nói nhẹ nhàng bí mật: “Chớ kinh khiếp, vì mai đây con sẽ thấy đất hứa”.

Sự an ninh quá mức hầu hết là mê tín. Nó không tồn tại trong tự nhiên, và cũng không ai kinh nghiệm được điều này. Việc trốn tránh hiểm nguy không có gì an toàn hơn trong chặng đường dài. Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, hoặc là không có gì.

Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra, nhưng chúng ta thường nhìn quá lâu vào cánh cửa đã đóng mà không thấy cánh cửa đã mở ra cho chúng ta.

helen-keller-inVăn sĩ Helen Keller được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu trong thế kỷ XXbritain-fpg
Văn sĩ Helen Keller được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu trong thế kỷ XX

Văn sĩ Helen Keller được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu trong thế kỷ XX. Cả một cuộc đời sống trong mù lòa và câm điếc nhưng sự cố gắng phi thường của bà đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều vị đạo diễn làm phim. Nhiều bộ phim về Helen Keller đã ra mắt khán giả như bộ phim câm Giải thoát (Deliverance), hay các bộ phim nổi tiếng phóng tác từ vở kịch Người lao động phi thường (Miracle Worker),… đều thu hút được người xem trên toàn thế giới.