Mục lục
1. Món ăn ngày Tết miền Bắc
1.1. Bánh chưng
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nghe đến câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Qua câu nói trên ai cũng biết rằng bánh chưng chính là món ăn Tết đậm chất truyền thống rất nổi tiếng, thậm chí các nước trên thế giới cũng biết đến điều này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời. Người dân miền Bắc sử dụng gạo nếp dẻo, đậu, thịt ba chỉ, hạt tiêu,… để làm ra một chiếc bánh chưng có hương vị vô cùng thơm ngon.
1.2. Xôi gấc
Trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể nào thiếu được xôi gấc vì theo quan niệm của người dân, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn lẫn với thịt quả gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Món ăn này chấm cùng muối lạc, muối vừng hoặc thậm chí để nguyên vậy thưởng thức cũng thấy ngon rồi nhé!
1.3. Dưa hành
Ngày Tết cổ truyền đến bạn chắc chắn ăn rất nhiều cá, thịt, những món chiên dầu gây nên cảm giác chán ăn. Chính vì thế người miền Bắc đã đưa món dưa hành vào mâm cơm ngày Tết. Ăn hành muối sẽ giúp làm ấm cho cơ thể trong mùa đông và phục vụ tiêu hóa tốt hơn. Hương vị của món ăn này có vị chua cay, được mọi người ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt đông.
1.4. Nem rán
Món ăn Tết mà nhà nào ở miền Bắc cũng có chính là nem rán. Để làm nên món ngon này chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Nhân nem có nhiều rau, củ quả , nấm hương, mộc nhĩ, thậm chí là miến. Đặc biệt nem miền Bắc được gói bằng bánh đa nem mỏng dính, khi rán lên tạo được độ giòn tan. Khi ăn bạn hãy sử dụng một bát nước chấm có vị chua ngọt để tăng thêm hương vị nhé!
1.5. Giò lụa
Giò lụa thường được người miền Bắc đặt ở vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết vì nó mang ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Món ăn này được làm từ thịt lợn xay nhuyễn và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Món ăn này được các bạn nhỏ rất thích, chấm cùng nước nắm thơm ngon, ăn cùng với cơm thì quả thật là một trải nghiệm tuyệt vời.
1.6. Thịt gà luộc
Vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc, gà trống được làm sạch, đem đi luộc, sau đó được chuẩn bị cẩn thận bằng cách cho gà ngậm bông hoa hồng trong miệng. Xuất hiện trong mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết, gà mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loại sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Theo sách chiêm tinh, gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên mâm cơm cúng không thể thiếu món ngon này được.
1.7. Canh măng khô
Món ăn Tết đặc trưng của người miền Bắc chính là măng khô. Món ăn ngày có nguồn gốc từ thiên nhiên nên được mọi người yêu thích và quyết định dùng nó để chế biến ra nhiều món ngon trong ngày Tết như: măng hầm với móng giò, gà nấu măng khô, bún măng khô, canh măng khô sườn heo, cá bạc má kho măng,…
1.8. Thịt đông
Vào những ngày Tết cổ truyền, thời tiết miền Bắc sẽ xe lạnh có năm thậm chí rét đậm rét hại nên mọi người đã nấu món thịt đông để ăn. Bạn có thể chọn nhiều loại thịt để nấu món này như: chân giò, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan,… sau đó thêm một chút tiêu, mộc nhĩ, nấm hương, gia giảm gia vị vừa ăn rồi ninh nhừ. Sau đó để ngoài trời cho đông lại hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
2. Món ăn ngày Tết miền Trung
2.1. Bánh tét
Nếu miền Bắc sử dụng bánh chưng trong ngày Tết thì miền Trung lại sử dụng bánh tét. Về ý nghĩa bánh tét là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm, trong đó tín ngưỡng thờ thần lúa vẫn được duy trì đến ngày nay.
2.2. Nem chua
Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng tại miền Trung mà bạn nào cũng muốn ghé qua để thưởng thức. Món ngon này được làm từ thịt heo tẩm ướp gia vị, trộn chung với thính gạo rồi gói lại trong lá ổi hoặc lá chùm ruột để trong vài ngày sẽ có vị chua, dai dai, cay cay, ăn rất hấp dẫn. Nem chua thường ít khi sử dụng để dâng lên bàn thờ tổ tiên mà chủ yếu dùng để tiếp khách đến chơi nhà.
2.3. Dưa món
Ngày Tết mà thiếu đi món dưa món thì quả thật là mộ điều sai sót lớn vì nó có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tránh bị chán thức ăn. Món ăn này được làm từ các loại củ như: cà rốt, đu đủ xanh, su hào,… rồi sau đó đem đi muối chua. Dưa món là món ăn được rất nhiều người ăn cùng với bánh chưng, bánh tét, thịt đông,…
2.4. Thịt ngâm mắm
Vào mỗi dịp Tết đến, thịt ngâm mắm là món ăn khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Món ngon này được làm từ thịt bò, thịt lợn. Chọn những miếng thịt ngon nhất sau đó đem về làm sạch, bước tiếp theo là ngâm thịt với mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Khi thưởng thức món ăn này bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, mặn, ngọt, nhớ là hãy ăn kèm cùng rau sống, hành muối, dưa món nhé!
2.5. Chả bò
Chả bò miền Trung được mọi người sử dụng để dâng lên mâm cơm tổ tiên vào ngày Tết cổ truyền. Món ăn này được làm từ thịt bò đùi loại 1, sau đó nêm thêm tiêu, tỏi, ớt và các gia vị khác. Dùng lá chuối, dây lạt buộc khúc chả bò, sau đó đem đi luộc trong nhiều giờ đồng hồ. Với vị mặn, giòn giòn, dai dai và mùi thơm nồng của tiêu khiến ai cũng phải mê món này.
3. Món ăn ngày Tết miền Nam
3.1. Bánh tét
Cùng sử dụng bánh tét trong ngày Tết như miền Trung nhưng tại miền Nam chiếc bánh tét sẽ được cải tiến lên nhiều khi mọi người sử dụng hai loại, trong đó, bánh tét chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn, ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu. Người miền Nam dâng bánh tét lên bàn thờ tổ tiên nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc, tài lộc đầy nhà.
3.2. Thịt kho tàu
Trong vô số các món ăn ngon tại miền Nam thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất chính là thịt kho. Món ngon này là sự kết hợp giữa thịt heo ba chỉ, trứng và nước dừa rất ngon và hấp dẫn. Mỗi khi dâng mâm cơm cúng tổ tiên thì món này chắc chắn sẽ xuất hiện. SaoDaily gợi ý là bạn hãy ăn món này với cơm trắng nóng sẽ mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất.
3.3. Củ kiệu tôm khô
Nếu để chọn ra một dễ ăn nhất vào ngày Tết của người miền Nam thì chắc chắn không thể quên được củ kiệu tôm khô. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn cùng với tôm khô thì rắc một ít đường để cảm nhận được vị mặn, ngọt, giòn, dai, hăng. Món này được các phái nam thích nhất vì có thể nhâm nhi cùng với rượu được.
3.4. Canh khổ qua nhồi thịt
Người miền Nam sử dụng canh khổ quả nhồi thịt vào dịp Tết vì muốn đẩy lùi những khó khăn đi qua để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể rất tốt.
3.5. Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn nổi tiếng tại miền Nam. Chính vì lý do đó mà những ngày Tết truyền thống không thể nào thiếu nó được. Chúng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô sau đó đem đi phơi nắng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự béo ngậy, ngọt, món ngon này có thể mua về làm quà trong ngày Tết.
3.6. Canh măng
Cũng giống như người miền Trung thì canh măng cũng được mọi người ở miền Nam yêu thích mỗi khi Tết đến. Nếu như miền Trung dùng măng khô thì người miền Nam lại ưu tiên dùng măng tươi nên các món ăn cũng trở nên ngọt, ngon hơn. Măng tươi nấu cùng với thịt gà, móng giò,… là chuẩn hương vị nhất.
3.7. Mứt dừa
Hiện nay, mứt dừa xuất hiện trong ngày Tết ở cả ba miền nhưng để chuẩn hương vị nhất thì chắc chắn là miền Nam. Mứt dừa được chế biến đơn giản từ cơm dừa, sau đó đem đi cắt mỏng thành sợi và đường cát trắng, để có nhiều màu sắc bạn đem trộn thêm màu thực phẩm. Món này được yêu thích vì có hương vị ngọt ngào, béo ngậy, thơm ngon.
4. Lưu ý khi ăn uống ngày Tết
Chú ý ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng vì thực đơn ngày Tết thường thiếu rau xanh, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
Quan tâm đến an toàn thực phẩm trong những ngày Tết cần được chú ý để đảm an toàn sức khỏe.
Trong thời điểm Tết Nguyên đán, mỗi người nên hạn chế sử dụng rượu bia, nước có ga, tránh những hậu quả do những loại thức uống này gây ra. Điều này vừa bảo vệ sức khỏe của mình cũng như của mọi người.
Món ăn Tết của Việt Nam vô cùng phong phú. Tại mỗi vùng miền sẽ có những món đặc trưng khác nhau. Không chỉ có hương vị thơm ngon mà mỗi món ăn còn mang những ý nghĩa tốt đẹp khác nhau.