Du lịch

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc - Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Lê Hồng - 20/06/2023 08:55 GMT+7

Chùa Tam Chúc dù mới đưa vào hoạt động thế nhưng độ nổi tiếng của nó đã vang danh khắp nơi, thậm chí nhiều người nước ngoài cũng đã tìm đến để tham quan. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ review cho bạn đầy đủ nhất những thôn tin liên quan đến chùa Tam Chúc nhé!

1. Chùa Tam Chúc ở đâu? 

Địa chỉ: thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Chi phí đi chùa Tam Chúc

Gửi xem máy: 15.000đ/xe

Giá vé tham khảo:

Đi xe điện: 90.000vnđ/ người

Đi thuyền: 200.000vnđ/người

Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km. Với diện tích lên đến trên 5.000ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng nên nơi đây đã trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại.

Sở dĩ Tam Chúc được gọi là "Vịnh Hạ Long trên cạn" là vì chùa có thế "tiền lục nhạc, hậu thất tinh" với 3 mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có 6 quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in hình bóng nước mênh mang. Tương truyền rằng 6 quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là 6 quả chuông do nhà trời đưa xuống và 7 ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng như những ngôi sau mỗi khi đêm về.

chùa Tam Chúc là “Vinh Hạ Long trên cạn”.
Chùa Tam Chúc là “Vinh Hạ Long trên cạn”.

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc nằm cách Hà Nội không xa lắm nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe máy hoặc xe khách, ô tô gia đình.

Di chuyển bằng xe khách: Với những ai không quen đường, muốn có thời gian nghỉ ngơi thì có thể chọn phương tiện này. Với giá khoảng 100.000vnđ – 150.000vnđ là bạn có thể đến được chùa Tam Chúc rồi đấy nhé!

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Di chuyển bằng xe ô tô: Trên đường đi đến chùa Tam Chúc cũng có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng bạn cũng có thể ghé qua nếu sử dụng ô tô gia đình. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới chùa Tam Chúc.

3. Du lịch chùa Tam Chúc mùa nào đẹp nhất?

Theo kinh nghiệm của những người đã đến du lịch tại chùa Tam Chúc nhiều lần chia sẻ thì đến đây vào mùa nào cũng đẹp. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất đó chính là vào mùa lễ hội, từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch. Lúc này thiên nhiên, khí hậu tại chùa Tam Chúc đều “chiều lòng” khách du lịch, ngoài ra bạn cũng có thể tham gia bái Phật, cầu mong tiền tài, phúc lộc.

>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nam từ A-Z.

Thời điểm thích hợp nhất đến chùa Tam Chúc là từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch.
Thời điểm thích hợp nhất đến chùa Tam Chúc là từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch.

4. Những trải nghiệm thú vị không nên bỏ qua khi đi du lịch chùa Tam Chúc

4.1. Check-in với “Vịnh Hạ Long trên cạn” tại chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là Quần thể du lịch tâm linh nổi tiếng, nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình. Thiên nhiên tại chùa vô cùng thơ mộng và huyền bí, phía trước là hồ Lục Ngạn với mặt hồ nước xanh bát ngát. Phía sau chùa được bao phủ bởi những dãy núi đá vôi cao sừng sững.

Ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh”. Với diện tích trên 500ha nơi đây trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Check-in với “Vịnh Hạ Long trên cạn” tại chùa Tam Chúc
Check-in với “Vịnh Hạ Long trên cạn” tại chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

4.2. Tham quan các công trình kiến trúc nổi tiếng tại chùa Tam Chúc

Không chỉ có diện tích rộng lớn mà chùa Tam Chúc còn nổi tiếng khắp thế giới vì có rất nhiều công trình kiến trúc độc lạ mà bất kỳ vị khách du lịch nào nhìn thấy cũng phải trầm trồ khen ngợi. Trong đó phải kể đến như:

Cổng Tam Quan: Hiện nay có hai cổng tam quan gồm: cổng tam quan nội và cổng tam quan ngoại. Hai bên cổng là hai đường lớn để du khách đi bộ lên chính điện của chùa. Chúng có đặc điểm chung đó là đều được xây dựng vô cùng đồ sộ, kiên cố và có hoa văn đặc sắc. 

Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan

Vườn cột kinh: Qua khỏi cổng tam quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đến khu vực 32 cột Kinh. Công trình kiến trúc này lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Nhìn vượt cột kính tại chùa Tam Chúc bạn sẽ thấy vô cùng to lớn, được biết, mỗi cột nặng lên đến 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa.

Vườn cột kinh
Vườn cột kinh

Tam điện chùa Tam Chúc: Bước vào chùa Tam Chúc đặt vào mắt chúng ta sẽ là 3 chính điện gồm: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Điểm chung của chúng là đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia. Mỗi một bức phù sẽ chứa đựng một câu chuyện ý nghĩa liên quan đến đức Phật mà bạn có thể đến đây để tìm hiểu.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Đình Tam Chúc: Nơi đây được nối liền với chùa Tam Chúc bằng cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Được biết, không gian rộng lớn, sang trọng này được xây dựng lên để thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt.

Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc

Đàn tế trời chùa Ngọc: Để đi đến được chùa Ngọc thì bạn phải di chuyển một đoạn đường rất xa, đã có rất nhiều người phải bỏ cuộc vì quá mệt. Tuy nhiên, khi vượt qua thử thách và đến được chùa thì bạn sẽ thấy công sức mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. Vì ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn từ đá granit, có mức nặng khoảng 2000 tấn, sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.

Chùa Ngọc Tam Chúc
Chùa Ngọc

4.3. Dâng hương, tham gia vào các lễ hội tại chùa Tam Chúc

Được biết, trụ trì của chùa Tam Chúc chính là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu. Hiện Thầy đang là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời còn là trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).

Những ai thường xuyên đến chùa Tam Chúc dâng hương, dâng lễ vật cũng đều biết nơi đây nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng tại miền Bắc. Ở đây đang thờ rất nhiều vị quốc sư lừng danh như: Thiền sư Khuông Việt, Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Nguyễn Minh Không,…

Ở đây đang thờ rất nhiều vị quốc sư lừng danh
Ở đây đang thờ rất nhiều vị quốc sư lừng danh

Về phần lễ hội, chùa Tam Chúc sẽ tổ  chức từ ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Bên cạnh các trò chơi dân gian, các chương trình văn nghệ, dâng hương, dâng lễ thì nghi thức rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc Tam Chúc là được mọi người quan tâm và đến tham dự nhiều nhất.

 nghi thức rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc Tam Chúc
Nghi thức rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc Tam Chúc

5. Những món ăn đặc sản phải thử khi đi du lịch chùa Tam Chúc

Mỗi khi đi du lịch bất kỳ một nơi nào đó, ẩm thực luôn là chủ đề khiến chúng ta háo hức, mong chờ nhất. Khi đến chùa Tam Chúc bạn nhớ ghé qua các nhà hàng để thưởng thức những đặc sản sau: bánh cuốn chả, bún cá rô đồng, chè Bà Phóng, thịt dê núi, cá kho làng Vũ Đại, chim to dần, thịt gà Móng Duy Tiên,…

 Những món ăn đặc sản phải thử khi đi du lịch chùa Tam Chúc
Những món ăn đặc sản phải thử khi đi du lịch chùa Tam Chúc

>>> Xem thêm: Đặc sản Hà Nam - Top món ăn níu chân khách du lịch.

6. Lưu trú khi đi du lịch chùa Tam Chúc

SaoDaily sẽ gợi ý cho bạn một số nhà nghỉ, khách sạn có view đẹp, không gian sạch, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp và quan trọng có giá thành bình dân.

Khách xá Tam Chúc

  • Địa chỉ: trong khuôn viên chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam
  • Giá phòng tham khảo: 765.000VNĐ/phòng/đêm

Melia Vinpearl Phu Ly

  • Địa chỉ: số 60 đường Biên Hoà, phường Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam 
  • Giá phòng tham khảo: 1.099.000vnđ/phòng/đêm

Khách sạn Mường Thanh Hà Nam

  • Địa chỉ: Khu đất phía Bắc Cầu Hồng Phú, Lê Hoàn, Phường Quang Trung, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
  • Giá phòng tham khảo: 1.020.000vnđ/phòng/đêm

Bình Minh Hotel

  • Địa chỉ: Khu đô thị Vực Vòng - Nguyễn Hữu Tiến, xã Duy Tiên, Hà Nam
  • Giá phòng tham khảo: 700.000 VNĐ/phòng/đêm
 Lưu trú khi đi du lịch chùa Tam Chúc
Lưu trú khi đi du lịch chùa Tam Chúc

7. Những lưu ý cần nhớ khi đi du lịch chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc có diện tích rộng lớn, nhiều khu tham quan nên tốt nhất bạn nên có một tấm bản đồ hướng dẫn chi tiết để không bị lạc cũng như tốn thời gian.

Du lịch chùa Tam Chúc vào ngày lễ, Tết thì cẩn thận với đồ dùng cá nhân nếu không sẽ dễ bị mất. Về phương tiện di chuyển thì nên đi xe ôm, vì nếu đi xe điện, chèo thuyền thì phải chờ đợi khá lâu.

Vì chùa Tam Chúc là nơi thờ bái nên bạn cần chú ý cách ăn mặc, đảm bảo kín đáo, lịch sự. Hãy đi giày thể thao để di chuyển nhiều mà không lo đau chân.

Khi vào hành hương, dâng lễ hãy chú ý bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, không dẫm lên bậu cửa mà cần bước qua bậu cửa.

Những lưu ý cần nhớ khi đi du lịch chùa Tam Chúc
Những lưu ý cần nhớ khi đi du lịch chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là địa điểm du lịch mới nên nếu bạn chưa một lần đến tham quan thì hãy lên kế hoạch đi ngay thôi. Thiên nhiên, con người, món ăn,… nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.

>>> Xem thêm: Du lịch gần Hà Nội dịp Tết – Lưu lại ngay top 8 địa điểm có view đẹp, nhiều trò chơi, đồ ăn ngon nhất hiện nay