Du lịch

Top 10 ngôi chùa miền Bắc linh thiêng nhất cho mùa lễ đầu năm

Lê Hồng - 18/04/2023 10:09 GMT+7

Phong tục đi chùa vào những dịp đầu năm, lễ, Tết,… từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ review chi tiết cho bạn những ngôi chùa miền Bắc nổi tiếng nhất hiện nay.

1. Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Ngôi chùa miền Bắc nổi tiếng linh thiêng mà du khách không thể bỏ qua chính là chùa Hương. Cuối năm 2017,  ngôi chùa này được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận đây là di tích quốc gia đặc biệt. Đây là một trong số những quần thể văn hóa – tôn giáo nổi tiếng tại nước ta với nhiều đền chùa, đình thờ cúng tín ngưỡng. 

Khung cảnh chùa Hương
Khung cảnh chùa Hương
Chùa Hương mùa thu có hoa súng
Chùa Hương mùa thu có hoa súng

Đến chùa Hương bạn không chỉ được tham quan, check-in với thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn được tham gia nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc. Được biết, từ  tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

>> Xem thêm: Du lịch chùa Hương – Kinh nghiệm tham quan ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nội

Chùa Hương đầu năm mới
Chùa Hương đầu năm mới
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương

2. Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội)

Địa chỉ: chân núi Sài, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Chùa Thầy cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về hướng Tây Nam. Nơi đây được xây dựng trên thế đất hình con rồng, lưng tựa vào núi. Thiết kế của chùa gồm 3 tòa là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Cả ba đều có kiến trúc kiểu tiền Phật hậu Thánh, tạo thành chữ Tâm độc đáo.

Năm 2005, chùa Thầy được Nhà nước chính thức công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt kể từ đó nơi đây hàng năm tiếp đón hàng vạn người đến tham quan, hành hương.

Không gian yên bình quanh chùa Thầy
Không gian yên bình quanh chùa Thầy
Mọi người đến chùa Thầy đi lễ đầu năm
Mọi người đến chùa Thầy đi lễ đầu năm

Ngôi chùa miền Bắc này hàng năm đều tổ chức lễ hội trong 3 ngày liên tục và bắt đầu từ ngày 5/3 âm lịch. Mọi người đến đây vì nhiều mục đích khác nhau, người cầu tình duyên, người cầu may mắn, tiền tài và có những người đến để để vãn cảnh, tìm một không gian bình yên để thư giãn.

Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội chùa Thầy

3. Chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Địa chỉ: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là chùa Vạn Phúc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Đông. Nơi đây là cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ nên được mọi người đến đây rất nhiều vào dịp lễ, Tết nhằm vãn cảnh, dâng hương, dâng lễ, cầu bình an cho mọi người.

Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích
image-check-in-gap-ngoi-chua-phat-tich-dep-ngo-ngang-gan-ha-noi-164798967798549

Hiện nay, chùa Phật Tích có kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý. Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87 m chính là điểm nhấn nổi bật nhất của ngôi chùa này.

Bước vào trong, bạn sẽ nhìn thấy 7 gian tiền đường tiếp đón khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu. Nói về lễ hội thì tại chùa Phật Tích có lễ hội  Khán hoa mẫu đơn là lớn nhất, được  tổ chức trong ba ngày, từ mùng 3 đến mùng 5 Tết âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là mồng 4. 

Chùa Phật Tích nổi tiếng linh thiêng
Chùa Phật Tích nổi tiếng linh thiêng

4. Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Ngôi chùa miền Bắc lớn nhất thế giới đang là điểm hành hương của nhiều du khách. Chùa Tam Chúc có diện tích hơn 500ha. Cảnh quan thiên nhiên tại ngôi chùa được bao bọc bởi núi rừng rộng lớn nên rất yên bình. Một số địa điểm bạn có thể đến tham quan và check-in như: nhà khách Thủy Đình, cổng Tam quan, vườn cột kinh, tam điện, điện Tam Thế, điện Quan Âm,…

Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc
Đây là ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới
Đây là ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới

Theo kinh nghiệm của những người đã từng đến chùa Tam Chúc thì thời điểm thích hợp nhất để đến đây đó chính là dịp đầu năm. Lúc này tại đây sẽ diễn ra lễ hội rước nước nhằm cầu nguyện cho năm mới quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người được bình an, năm mới hạnh phúc.

>> Xem thêm: Chùa Tam Chúc – Ghim lại kinh nghiệm tham quan từ A-Z nơi được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”

Lễ hội rước nước
Lễ hội rước nước

5. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Chùa Bái Đính cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km. Nơi đây có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ và 80 ha khu chùa Bái Đính. Nói về sự hình và phát triển thì ngôi chùa này đã tồn tại hơn 1000 năm, gắn liền với ba triều đại phong kiến của nước ta bao gồm:  Đinh, Tiền Lê, Lý. 

Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Bái Đình trở thành ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam, trong đó phải kể đến như: chùa có chuông động lớn nhất Việt Nam, tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, bảo Tháp cao nhất Châu Á, khu chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á,…

Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính
67832909_3094160283990911_6152418674448793600_n

Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra thường lệ từ chiều ngày mùng 1 tết. Lễ hội này được khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3 nhằm cầu bình an cho người dân. Mỗi khi đến dịp này thì hàng vạn người trên khắp nơi về đây để được xem hát Chèo, Xẩm, Ca trù hoặc tham gia vào các hoạt động khám phá hang động.

Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính

6. Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Địa chỉ: Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cách trung tâm Hà Nội khoảng 1 giờ lái xe máy. Thiên nhiên, khí hậu nơi đây vô cùng “chiều lòng” khách du lịch vì có núi non trùng điệp thơ mộng, khí hậu mát mẻ quanh năm. Hệ sinh thái nơi đây cũng vô cùng đa dạng khi có: 500 loài thực vật và 300 loài động vật, nhiều cây thông có tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm.

Tây Thiên địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vĩnh Phúc
Tây Thiên địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vĩnh Phúc
Chùa Tây Thiên
Chùa Tây Thiên

Được biết, chùa Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển, sánh vai cùng với phật giáo của nhiều nước khác trên thế giới. Về kiến trúc, chùa Tây Thiên  bao gồm chùa tăng và chùa ni. Ngoài ra khi tới đây bạn có thể tham quan đại bảo tháp Mandala, đền Quốc Mẫu Tây Thiên,…

Đầu năm mới, du khách đến chùa Tây Thiên rất đông
Đầu năm mới, du khách đến chùa Tây Thiên rất đông

7. Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Địa chỉ: phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng hay còn gọi là chùa Bảo Quang Tự. Chùa tọa lạc độ cao 340m, phía trước là dòng sống trong xanh quanh năm, phía sau tựa lưng vào núi và hai bên là rừng thông rộng lớn tạo nên một bức tranh thiên nhiên hữu tình. Vào năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất tại Việt Nam.

Chùa ba vàng
Chùa ba vàng
Chùa ba vàng vào buổi tối
Chùa ba vàng vào buổi tối

Đến với chùa Ba Vàng bạn sẽ được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc độc đáo như: Bức tượng Phật A Di Đà, hàng loạt các pho tượng bề thế cao trên 2m, bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m, giếng nước khổng lồ, quanh năm không bao giờ cạn, lầu Chuông, lầu Trống,…

Về thời điểm thích hợp đến chùa Ba Vàng thì bạn có thể đến đây vãn cảnh, tham quan vào  mùng 8 tháng Giêng âm lịch và Lễ hội hoa cúc tổ chức ngày 9/9 âm lịch. Ngoài ra, hàng tháng chùa còn tổ chức các khóa tu nên bạn cũng có thể đến đây để nghe giảng nhé!  

2111-1658282921760

8. Thiền viện trúc lâm Yên Tử (Quảng Ninh)

Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Thiền viện trúc lâm Yên Tử được biết đến là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thoát tục, tu hành. Ngôi chùa miền Bắc này nằm trên độ cao khoảng 1068 m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc, rừng thông cao ngút ngàn, đó là con đường lên đến chùa cho những ai thích khám phá, chinh phục cảm giác mạnh. Còn những ai không có thời gian hoặc sức khỏe không cho phép thì có thể đi bằng cáp treo.

Thiền viện trúc lâm Yên Tử
Thiền viện trúc lâm Yên Tử

Cũng giống như những ngôi chùa khác, Thiền viện trúc lâm Yên Tử cũng tổ chức lễ hội vào đầu năm mới. Theo thống kế, mỗi dịp Tết đến Xuân về thì chùa lại đón tiếp hàng vạn khách từ khắp nơi đến vãn cảnh, dâng hương, cầu bình an.

25185-so-do-tham-quan-thien-vien-truc-lam-da-lat-dia-diem-du-lich-da-lat-datphongdalat-vn-11

9. Chùa Cao Linh (Hải Phòng)

Địa chỉ: thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng

Chùa Cao Linh là một trong những ngôi chùa miền Bắc đẹp và linh thiêng nhất. Năm 2019, chùa được TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trao chứng nhận “Ngôi chùa xanh”. Được biết, diện tích chùa Cao Linh lên tới  49.000m2, có lối kiến trúc mang đậm nét của Đông Nam Á và phương Tây. Khi bước vào chùa bạn sẽ nhìn thấy 5 cửa lớn có khắc họa tượng Phật vàng và mái ngói màu xanh độc đáo, chân cổng ra vào có 6 linh vật mang ý nghĩa trấn giữ, bảo vệ chùa.

Chùa Cao Linh Hải Phòng
Chùa Cao Linh Hải Phòng
chua-cao-linh-2_1633888235 (1)

Hằng năm, chùa Cao Linh tổ chức rất nhiều lễ hội lớn. Chùa còn là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đông đảo phật tử khắp cả nước.

Chùa Cao Linh – chùa gần Hà Nội được trao chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh”
Chùa Cao Linh – chùa gần Hà Nội được trao chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh”

10. Địa Tạng Phi Lai Tự (Hà Nam)

Địa chỉ:  thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được nhiều người tìm đến tham quan vì không gian yên tĩnh, kiến trúc độc đáo và rất linh thiêng.

Khi bước vào chùa, bạn sẽ thấy ao sen tỏa ngát hương thơm, tiếng chim hót líu lo khắp nơi, cùng những viên sỏi lấp lánh khắp cả con đường đi. Những ai đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự rồi thì đều phải công nhận đây là nơi “chốn bồng lai tiên cảnh” hiếm khi gặp được. Các bạn trẻ hiện nay tìm đến chùa để check-in rất nhiều.

Không gian thanh tịnh của Địa Tạng Phi Lai Tự
Không gian thanh tịnh của Địa Tạng Phi Lai Tự

Hàng năm, chùa tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. Chẳng hạn như: vào những ngày Tết cổ truyền nơi đây sẽ trang trí rất nhiều hoa tươi để các phật tử đến dâng hương, cầu nguyện. Đến khoảng mùng 9 - 10 tháng Giêng Âm lịch, chùa lại tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng.

281675680006.jpeg
Hàng năm, chùa tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan

Trên đây là những ngôi miền Bắc được nhiều người tìm đến nhiều nhất hiện nay. Không chỉ có thiên nhiên đẹp mà tất cả những ngôi chùa này còn rất linh thiêng, hằng năm có nhiều lễ hội lớn.

>> Xem thêm: Du lịch gần Hà Nội dịp Tết – Lưu lại ngay top 8 địa điểm có view đẹp, nhiều trò chơi, đồ ăn ngon nhất hiện nay

Tin phổ biến