Theo công bố mới đây, Hàn Quốc đã bị tụt hạng, không còn nằm ở vị trí dẫn đầu trong danh mục "quốc gia có mức tiêu thụ mì ramen ăn liền bình quân đầu người cao nhất thế giới”. Hay còn giụ đơn giản là quốc gia tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới tính theo đầu người.
Nongshim thông tin vào ngày 30/6, cho biết mức tiêu thụ 87 bát mì ramen ăn liền bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam, cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Việt Nam cũng đứng đầu theo 'Dữ liệu thị trường mì thế giới năm 2021' do Hiệp hội mì Ramen thế giới (WINA) công bố.
Hàn Quốc, quốc gia đứng đầu vào năm 2020, bất ngờ bị tụt hạng và đứng thứ hai với mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm là 73 bát. Nepal đứng thứ ba với 55 bát.
Theo Nongshim, lượng tiêu thụ ramen ở Việt Nam đang tăng đều đặn từng năm. Từ 55 bát/một năm/người vào năm 2019 lên 72 bát một năm/người vào năm 2020 và lên 87 bát vào năm 2021.
Thị trường ramen Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng từ 5 tỷ đơn vị vào năm 2019 lên 7 tỷ đơn vị vào năm 2020 và 8,6 tỷ đơn vị vào năm ngoái. Tính đến năm ngoái, thị trường ramen tổng thể của Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc (44 tỷ đơn vị) và Indonesia (13,3 tỷ đơn vị).
Trong khi đó, theo Hiệp hội Ramen Thế giới, có sự khác biệt trong các loại ramen được ưa thích theo vùng và văn hóa. Hầu hết các quốc gia ưa chuộng mì đóng gói, nhưng mì gói được bán nhiều hơn ở Mexico và Nhật Bản. Tại Mexico, mì hộp chiếm 89% tổng thị trường mì ramen. Ngoài ra, người ta thấy rằng ramen cỡ nhỏ phổ biến ở Philippines và Ấn Độ, nơi văn hóa ăn nhẹ thịnh hành.
Hiệp hội Ramen Thế giới được thành lập vào năm 1987 với mục đích thu thập thông tin về thị trường ramen và trao đổi thông tin liên quan giữa các công ty. Nongshim là đối tác Hàn Quốc đại diện của Hiệp hội mì Ramen Thế giới.
Theo All KPop