Xu hướng - MXH

Thầy Vũ Khắc Ngọc gây tranh cãi với quan điểm: "Yêu nước không có nghĩa là phải học lịch sử"

Minh Anh - 22/04/2022 11:10 GMT+7

Quan điểm của thầy Vũ Khắc Ngọc về câu chuyện học Lịch Sử đang trở thành đề tài bàn tán trên mạng xã hội.

Những ngày qua, tranh cãi câu chuyện môn Lịch Sử nên cho vào môn học tự chọn hay bắt buộc vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Mới đây, thầy giáo dạy Hoá - Vũ Khắc Ngọc, người từng gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên. 

278801662_989027088420414_4669982757473409995_n

“Thuộc sử - hiểu sử - yêu nước là ba thứ khác biệt và tương đối độc lập với nhau.

Một người thuộc sử chưa chắc đã hiểu sử, cũng chưa chắc đã yêu nước và ngược lại. 

Chúng ta cười cợt một bạn học sinh vì không phân biệt được Bà Trưng với Bà Triệu, vĩ nghĩ Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau. Nhưng thật ra đầy thông tin khác trong Lịch Sử chúng ta không thể biết hết được. Vì Lịch Sử vài ngàn năm không thể chỉ gói gọn trong vài trang sách. Và thêm nữa, chắc gì những người thuộc những thông tin Lịch Sử trên đã yêu nước hơn các bạn đó. 

Xung quanh tôi đầy người không thuộc Lịch Sử, cũng chẳng yêu môn Lịch Sử nhưng họ rất yêu nước. Ngược lại, trên facebook, tôi biết khối anh rất giỏi sử nhưng chưa chắc đã yêu nước theo cách mọi người vẫn hiểu.

Để thuộc sử thì cần được trang bị kiến thức/thông tin, cái này không cần và không chỉ dùng sách giáo khoa Lịch Sử. 

vu-khac-ngoc
Vũ Khắc Ngọc

Để hiểu sử thì không cần sách giáo khoa Lịch Sử hay thầy cô dạy Lịch Sử, nó cần phải có cả sự quan sát và trải nghiệm được tích luỹ lâu dài, cần năng lực và tư duy phân tích, phản biện.

Để yêu nước thì càng không thể chỉ cần môn Lịch Sử hay sách giáo khoa Lịch Sử.

Năm 1945, 90% người Việt Nam mù chữ và đương nhiên không được học môn Lịch Sử nhưng Cách mạng tháng 8 vẫn diễn ra thành công và không ai dám nghi ngờ về "lòng yêu nước" của người Việt Nam khi đó.

Các bạn tranh luận rất hăng say, rất hăng hái để bảo vệ cho môn Lịch Sử là bắt buộc nhưng không hề phân biệt được 3 cái trên”. 

Quan điểm của Vũ Khắc Ngọc gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều cho rằng những bằng chứng và lý lẽ của thầy dạy Hoá đưa ra không hề thuyết phục, thậm chí còn sai hướng và lạc đề. Bản chất của những vấn đề đó nên được đặt đúng hoàn cảnh để suy nghĩ sao cho thật hợp lý. 

Screen Shot 2022-04-22 at 10.56.58

Netizen cho rằng, việc so sánh năm 1945 với nay không hề hợp lý. Thời điểm đó, cả dân tộc đang trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc và yêu nước điều mà mọi người cần có. Hiện nay, cuộc sống độc lập, tự chủ, con người cần phải thay đổi và những thế hệ sau cần phải nhìn về quá khứ để hiểu rằng thành quả chúng ta có ngày hôm nay là nhờ một phần công lao của những người đi trước. 

Screen Shot 2022-04-22 at 10.57.36

Cách mạng 1945 còn nhiều người dân mù chữ, không có tư liệu Lịch Sử để học nhưng hiện tại việc phổ cập giáo dục đã được hoàn thiện, đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Lòng yêu nước của mỗi thời kỳ đều được biểu hiện thông qua hoàn cảnh và vấn đề khác nhau.

Screen Shot 2022-04-22 at 10.57.06

Tất nhiên, không phải ai trong chúng ta đều nắm rõ hết những kiến thức lịch sử. Nhưng có một số điều cơ bản, nếu một người được ăn học đàng hoàng mà có sự nhầm lẫn giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ, đấy không hề là chuyện nhỏ. 

Lịch sử đúng là không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa hay giáo viên, mà đó là những công cụ cần thiết để truyền tải thông tin đến mọi người một cách dễ dàng và nhanh nhất. Đương nhiên, nếu muốn tìm hiểu và yêu thích sâu hơn, mỗi người cần có những trải nghiệm khác nhau về mặt thực tế. 

Screen Shot 2022-04-22 at

Ở trong thời bình, bạn không thể bắt người khác phải trải nghiệm chiến tranh mới tích luỹ và hiểu được Lịch Sử. Để làm được điều gì đó, luôn cần những người định hướng, dẫn dắt bạn đến những trải nghiệm thực tế như các di tích, nhà tù,…

41656659_2229649910654306_1243262396466724864_n

Về bạn, bạn có đồng ý với quan điểm của Vũ Khắc Ngọc hay những lời phản biện của cộng đồng mạng?