Horoscope

Rằm tháng 7 là ngày gì? Mâm cỗ cúng rằm tháng 7? Văn khấn rằm tháng 7?

Minh Anh (T/h) - 12/08/2022 08:43 GMT+7

Rằm tháng 7, Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Gia đình bạn đã chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cúng rằm tháng 7 hay chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn tháng 7 bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào nhiều nước châu Á khác. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những điểm khác biệt về mặt văn hoá, vì thế rằm tháng 7 cũng khác nhau. 

Được biết, trong thời hậu Đông Hán có một đạo giáo đã chia sẻ quan niệm của mình về “ngày rằm tháng bảy”, gọi là tiết Trung Nguyên. Thời gian bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).

ram-thang-7

Ngày này có nhiều tên gọi khác nhau, có thể là “Xá tội vong nhân”, “cúng cô hồn” và “cúng thí thực”. Theo đó, những người bơ vơ, không có người thân thờ cúng thì đúng tháng 7 Âm lịch sẽ lên dương thế để nhận sự cúng tế và đồ từ người trần. 

Tại Việt Nam, ngày rằm tháng 7 còn được biết đến là Vu Lan, lễ báo hiếu đấng sinh thành dưỡng dục: "Vu lan về con cài lên ngực. Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha".

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Mâm cúng Phật

Đối với mâm cúng Phật sẽ dành cho những gia đình theo Phật. Mâm cúng thường đơn giản, không cầu kỳ, sẽ có những món đồ như hoa quả, nước lọc, bánh kẹo...

Mâm cúng thần linh và gia tiên

ram-thang-7
Ảnh minh hoạ

- Gà luộc

- Xôi trắng

- Chả giò rế

- Giò lụa

- Miến gà

- Canh sườn bí đao

(Đồ cúng có thể thay đổi tuỳ theo từng gia đình sao cho phù hợp nhất)

Mâm cúng chúng sinh lễ vật

ram-thang-7-4
Ảnh minh hoạ

- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

- Hoa quả (5 loại 5 mầu)

- 12 cục đường thẻ

- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)

- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

- Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ...

ram-thang-7-3

(Mâm cúng chúng sinh lễ vật cũng có thể thay đổi, lược bỏ một số vật tuỳ thuộc vào từng gia đình)

Văn khấn rằm tháng 7

Mỗi lần cúng rằm tháng 7, chắc chắn không thể bỏ qua văn khấn. Văn khấn rằm tháng 7 như lời gửi của gia chủ, mong muốn gia đình có sức khoẻ, làm ăn thuận lợi, mọi sự bình an. 

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh.

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh:

Cô hồn xuất tại côn lôn.

Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số.

Những là mãn giả hằng hà.

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ.

Ôi! m linh ơi, cô hồn hỡi.

Sống đã chịu một đời phiền não.Chết lại nhờ hớp cháo lá đa.

Thương thay cũng phận người ta.

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu.

Đàn cúng thí vâng lời Phật dạy.

Của có chi, bát nước nén nhang.

Cũng là manh áo thoi vàng.

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.

Ai đến đây dưới trên ngồi lại.

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.

Phép thiêng biến ít thành nhiều.

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh.

Phật hữu tình từ bi tế độ.

Chớ ngại rằng có có không không.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng (3 lần).

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).