Đời Sống

"Bao giờ mẹ về? Mẹ bảo đi 14 ngày sao mà lâu thế?"

Minh Anh - 01/06/2021 21:44 GMT+7

Trong tâm dịch Bắc Giang những ngày nắng nóng, sau lớp quần áo bảo hộ là mồ hôi ướt đẫm nhưng các chiến sĩ áo trắng vẫn quyết tâm đẩy lùi Covid-19.

Luôn ở trong tâm thế sẵn sàng chống dịch

Bác sĩ Đinh Hữu Đại, công tác tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cùng đoàn cán bộ, nhân viên y tế Quảng Ninh là những người đầu tiên tham gia vào công tác chống dịch Covid-19 ở Bắc Giang.

Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, đoàn công tác lên đường đến nhà máy, khu dân cư để lấy mẫu xét nghiệm, truy vết ở những điểm nóng trên địa bàn huyện Việt Yên.

Là những người có kinh nghiệm chống dịch, các y bác sĩ mang theo tâm thế thoải mái, chỉ mong được góp chút công sức đẩy lùi bệnh dịch.

tinh-nguyen-di-bac-giang-chong-dich
Bàn tay của y bác sĩ sau khi cởi bỏ lớp đồ bảo hộ. (Nguồn ảnh: Internet)

Theo bác sĩ Đại, thời tiết ở Bắc Giang những ngày vừa qua nắng nóng gay gắt, trở thành một trở ngại lớn đối với các nhân viên y tế. Tuy nhiên, với quyết tâm và tinh thần cao nhất, ai cũng làm việc bất kể thời gian chỉ mong sớm có thể kiểm soát dịch.

Trong tiết trời nóng, mặc lên người bộ quần áo bảo hộ khiến ai cũng ướt như tắm, không có chỗ thoát, nước đọng lại hết trên người. Vào lúc cuối ngày, khi cởi bỏ lớp bảo hộ tay ai cũng nhăn nheo vì ngấm hồ hôi trong nhiều giờ.

Công việc có vất vả bao nhiêu nhưng chỉ cần cuối ngày gọi điện cho người thân, chia sẻ cho nhau câu chuyện thường ngày khiến mọi người đều cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn. 

>> Hơn 2.700 cán bộ y tế, sinh viên y, dược lên đường chi viện cho tâm dịch Bắc Ninh và Bắc Giang

Còn sức khoẻ để làm việc là quá may mắn rồi

Những người tình nguyện xông pha vào tâm dịch đều xem đó là niềm tự hào, cũng là trải nghiệm chưa từng có. Điều dưỡng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, chị Dương Thị Thanh Tuyền là một trong số đó.

tinh-nguyen-di-bac-giang-chong-dich
Các nhân viên y tế làm việc đến đêm muộn. (Nguồn ảnh: Internet)

Có lẽ không chỉ mình chị Tuyền mà bất kỳ ai cũng cảm thấy xót xa khi nhìn các cụ già, em nhỏ phải rời nhà vào khu cách ly. Việc họ cảm thấy may mắn nhất là mình vẫn còn đủ sức khoẻ để làm việc.

Có con nhỏ, chị Tuyền làm việc ban ngày, những lúc rảnh tay công việc đầu tiên chị nhớ là gọi về cho gia đình. Lần nào, cuộc gọi cũng đều lặp lại hai câu hỏi: "Bao giờ mẹ về? Mẹ bảo đi 14 ngày sao mà lâu thế?"

Dù rất nhớ nhà nhưng ai cũng tâm niệm mình đi là để cống hiến, để giúp đỡ, lúc nào Bắc Giang ổn định cuộc sống của mình cũng ổn định.

Công việc có nhiều khó khăn, thử thách khắc nghiệt mỗi ngày, có lúc mọi người mệt lả đi vì say nắng. Nhưng nghĩ đến cuộc sống của người dân, chị Tuyền và các nhân viên y tế vẫn quyết tâm bám trụ làm việc.

Tin nên đọc:

>> Việt Nam mong muốn xây nhà máy vaccine COVID-19

>> Ấm lòng tết thiếu nhi bên trong khu cách ly của những em nhỏ mắc COVID-19

>> Việt Nam ghi nhận bệnh nhân COVID-19 thứ 48 tử vong

>> Nam sinh 22 tuổi nhiễm COVID-19 tiên lượng rất nguy kịch

Tin phổ biến