Tại sao người có tiền sử dị ứng không nên tiêm vaccine?
Vaccine Covid-19 cũng là một loại thuốc, bởi vậy, ai cũng có thể gặp một số phản ứng sau tiêm. Điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu của các nhà khoa học. Theo nghiên cứu, hầu hết các tác dụng phụ của vaccine Covid-19 đều ở mức độ nhẹ đến trung bình, hết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.
Các phản ứng xảy ra chứng tỏ vaccine đang kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Đây là quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus SARS-CoV-2 nếu mắc phải.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà phản ứng phụ sau khi tiêm là khác nhau. Đối với những người có tiền sử dị ứng thì sau khi tiêm vaccine có thể gặp phản ứng cao hơn so với người khác.
Người có tiền sử dị ứng nào không nên tiêm vaccine phòng Covid-19?
TS.BS Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng từ độ 2 trở lên do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn,... đều có thể tiêm được.
- Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine.
- Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn, nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
- Không tiêm vaccine Covid-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư.
- Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt trên 37,5 độ.
- Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết, chảy máu, bầm tím hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
>>> Tin nên đọc: