Xu hướng - MXH

Tranh cãi bài văn “Sóng” của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT dài 10 trang, ngôn từ nặng nề như Triết học

Hương Ly - 23/07/2021 15:04 GMT+7

Nam sinh Võ Lập Phúc (Nghệ An) từng là thủ khoa toàn quốc khối D14 gây tranh cãi sau khi đăng bài phân tích tác phẩm “Sóng” của mình.

Mới đây, cư dân mạng xôn xao truyền tay nhau bài phân tích tác phẩm “Sóng” của thủ khoa toàn quốc khối D14 năm 2020- Võ Lập Phúc. Nam sinh quê Nghệ An từng gây ấn mạnh khi đạt điểm 9.75 điểm Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Hiện Lập Phúc đang là sinh viên ngành Quốc tế học, trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

thu khoa mon ngu van ky thi tot nghiep 2020

Theo đó, bài phân tích của Võ Lập Phúc được hầu hết mọi người đánh giá cao bởi nội dung sâu sắc và nền kiến thức rộng- đặc biệt kiến thức về triết học. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến khác cho rằng bài văn sử dụng lối diễn đạt quá bác học, ngôn từ hàn lâm, nhiều lí luận, suy diễn,.. giống một bài phê bình văn học nhiều hơn.

Minh chứng như ở ngay phần đầu, Lập Phúc đã mở bài bằng câu văn thể hiện rõ sự trừu tượng, triết học: "Nền tảng là một khái niệm đồng thời mang tính vật chất lẫn phi vật chất. Nó tồn tại hiển nhiên trong mọi dạng thức có mặt trong cuộc sống, lắp đặt nên các công trình và nằm ẩn yên bên trong miền hồn thăm thẳm của mỗi cá nhân. Ở mọi cấu trúc tầm cỡ, nền tảng được tạo lập cho sự vững chãi, định hình bản thể của sự vĩ mô và ở đó, trong hình hài của các khối kiến trúc, con người được diện kiến vẻ đẹp tư duy ký thác bên trong sự hữu tồn của viên gạch, nền đất, lớp kính và bản vẽ".

bai phan tich Song cua thu khoa dai hoc

Một số bình luận tiêu biểu của cư dân mạng như:

Lạm dụng kỹ thuật trong sử dụng từ ngữ và kiến thức nhưng không làm nổi bật được vấn đề cần khai mở. Nên đoạn mở quá nặng nề. Mở bài như món khai vị vậy, nó không phải "nhân vật chính" của bữa tiệc nhưng "sự hứng thú trong toàn bộ phần sau đó" có hay không đặt hoàn toàn vào nó. Mở bài này thẳng thắn mà nói là không đạt được yêu cầu tối thiểu của một mở bài.

Mình nghĩ Xuân Quỳnh không nghĩ tình yêu nó lại phải phân tích hàn lâm thế đâu. Tình yêu và nỗi nhớ nó đơn giản như tất cả phụ nữ ở mọi tầng lớp xã hội khi đã chọn được tình yêu của đời mình thì ăn ngủ nghỉ, mọi lúc đều nghĩ đến đối phương thôi. Đề hỏi về "cảm nhận". Mình mong đọc được bài văn cảm xúc chứ không phải là một bài phê bình văn học".

Tư duy và cách nhìn nhận của bạn về văn học thật sự đáng ngưỡng mộ. Nó ở 1 cái trình mà nội dung bạn truyền tải rất sâu, mang nhiều khía cạnh chuyên môn khác nữa ấy. Mọi người đừng quá hà khắc với lối viết của bạn nè. Mỗi người có một thế giới quan riêng, cách cảm nhận văn học khác nhau mà!

Mình vừa đọc xong bài văn, thú thực là đọc xong không hề có chút cảm xúc nào cả. Bài thơ "Sóng" của thi sĩ Xuân Quỳnh vốn đã quá nổi tiếng rồi, là bài thơ nói về nỗi nhớ nhung, yêu đương của nữ thi sĩ thôi. Đâu có cần viết dài dòng lê thê vài trang A4, đưa cả duy vật biện chứng rồi lồng cả cuộc kháng chiến của dân tộc vào làm gì. Văn là người, hãy để cho những người viết văn được tự do biểu lộ cảm xúc của mình, đừng đóng khung văn học theo những cái gạch đầu dòng như thế, nếu muốn vậy thà hãy tạo ra những robot được lập trình để viết sẽ thực tế hơn!

Bài tập hỏi bố sợ gì, cô nhóc Tiểu học có pha “quay xe” khét lẹt khiến ai đọc cũng “tức anh ách”