Sáng 12/12, mạng xã hội lan truyền tay nhau đoạn clip liên quan đến một vụ va chạm giao thông giữa 2 ô tô xảy ra tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Dù cho chỉ là vụ va chạm nhỏ, không gây thiệt hại lớn về tài sản và người, song lại thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Lý do là bởi, người tham gia điều khiển ô tô gây tai nạn là người đàn ông bị cụt một bên chân.
Ngoài ra, người đàn ông điều khiển xe ô tô cũng không có giấy phép lái xe. Điều này đã khiến Công an thành phố Bắc Ninh phải tiến hành xác minh thong tin để điều tra, làm rõ vụ việc.
Clip người đàn ông cụt chân gây tai nạn khiến nhiều người không khỏi đặt ra thắc mắc, liệu người khuyết tật gây ra tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo một luật sư chuyên về các vụ án liên quan, về pháp luật cần phân biệt, đối với người khuyết tật qua kiểm tra, nếu đủ điều kiện sức khỏe vẫn được đào tạo và thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 dưới 9 chỗ ngồi và ô tô tải số tự động có trọng tải dưới 3,5 tấn. Vấn đề này được quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 quy chế đào tạo và sát hạch lái xe đối với một số trường hợp đặc biệt.
Nếu cơ quan chức năng xác định người đàn ông khuyết tật trên không có giấy phép lái xe mà vẫn điều khiển xe ô tô gây tai nạn hoặc có giấy phép lái xe nhưng điều khiển không đúng loại xe được quy định rõ trong giấy phép lái xe thì người này sẽ bị xử phạt theo quy định.
Vậy, người đàn ông trên sẽ bị xử phạt như thế nào? Cụ thể, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người vi phạm các lỗi có thể bị phạt hành chính từ 10 - 12 đồng. Ngoài ra còn bị tước 1-3 tháng hoặc tịch thu giấy phép lái xe theo quy định.
Theo luật sư, nếu người đàn ông bị mất một chân trong vụ việc trên gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đủ để xem xét trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý theo Điều 260, Bộ luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.