Chuyện Lạ

Vì sao tại điểm giao của hai đại dương nước lại tách làm đôi, không hề trộn lẫn?

Lê Hồng - 27/07/2022 16:37 GMT+7

Ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương như hai thế giới được tách riêng biệt. Nước của chúng không chảy vào nhau và cũng không hề trộn lẫn.

Nhiều người nghĩ rằng, các vùng biển là một khối thống nhất và chỉ được phân thành đại dương để đặt tên theo từng vị trí địa lý. Nhưng ít ai biết rằng, giữa các đại dương có những ranh giới vô cùng thú vị và sống động.

Dòng nước giữa hai đại dương có ranh giới phân chia. (Nguồn ảnh: Internet)
Dòng nước giữa hai đại dương có ranh giới phân chia. (Nguồn ảnh: Internet)

Đặc biệt là nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tượng có ranh giới phân chia rõ rệt. Dường như có một bức tường vô hình ngăn nước của hai đại dương hoà trộn vào nhau.

Điều gì khiến nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tách làm đôi? Thực chất là do cấu tạo nước giữa hai đại dương khác nhau. Nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ cũng như cấu trúc khác với Đại Tây Dương.

Do chệnh lệch độ mặn lớn khiến nước không thể hoà trộn. (Nguồn ảnh: Internet)
Do chệnh lệch độ mặn lớn khiến nước không thể hoà trộn. (Nguồn ảnh: Internet)

>> Cảnh tượng khó tin: Con tàu như bay lơ lửng trên đại dương

Ranh giới này được gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi là Haloclin – hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện giữa những dòng nước có độ mặn chênh nhau ít nhất 5 lần.  

Ngoài hai đại dương này, một số vùng nước khác cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Có thể kể đến biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.

Nước tại điểm giao của hai con sông Negro và Amazon. (Nguồn ảnh: Internet)
Nước tại điểm giao của hai con sông Negro và Amazon. (Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh biển, có còn nước của hai dòng sông Negro và Amazon không hoà lẫn tạo nên hai mảng màu đen – nâu vàng riêng biệt. Hiện tượng không hợp lưu tạo ra cảnh tượng vô cùng kỳ diệu.

>> Kỳ lạ nơi 2 dòng sông gặp nhau, nước không trộn lẫn

Có thể nói việc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nước được tách làm đôi là do chênh lệch độ mặn. Trong khi Đại Tây Dương rất mặn thì nước ở Thái Bình Dương được pha loãng hơn, vì thế sẽ tạo nên ranh giới ở điểm giao nhau.