Mục lục
Dựa vào trải nghiệm cá nhân và review của các du khách khác trên các website, fanpage... SaoDaily tổng hợp giúp bạn kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột chi tiết nhất 2023 dựa trên các tiêu chí về giá cả, lịch trình, hướng dẫn để chuyến đi của bạn hoàn hảo nhất:
1. Chùa Một Cột ở đâu?
Địa chỉ: phía Tây Hoàng thành Thăng Long và bên phải là lăng Bác, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội
Giá vé: miễn phí với du khách trong nước; 25.000vnđ/ người với du khách nước ngoài
Giờ mở cửa: 7:00h – 18:00h hàng ngày
Được biết chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như: Chùa Mật, chùa Liên Hoa Đài hay chùa Diên Hựu Tự. Địa danh này từ xa xưa đã nổi tiếng là linh thiêng nhất Hà Nội. Nơi đây còn có kiến trúc độc đáo, nằm trong top những ngôi chùa ấn tượng nhất Châu Á. Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, chùa Một Cột giờ đây chính là biểu tượng văn hóa của người Hà Nội.
>> Xem thêm: Top 7 chùa ở Hà Nội linh thiêng, thích hợp đi lễ đầu xuân năm mới
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Một Cột
Chùa Một Cột có vị trí địa lý thuận lợi tại thôn Thanh Bảo, Quảng Đức, phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long. Và ngày nay, nằm thuộc Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Vì nằm ở vị trí tấp nập người qua lại nên bạn hòa toàn có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Xe máy, taxi hoặc xe buýt đều được.
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy, ô tô thì hãy tìm kiếm trên Google Maps để tránh bị lạc đường, làm mất thời gian. Còn bạn muốn tiết kiệm thì có thể đi xe buýt tuyến 09, 16, 22, 32, 34,... tùy thuộc bạn xuất phát từ vị trí nào thì lựa chọn tuyến xe cho phù hợp.
3. Thời điểm thích hợp đến chùa Một Cột
Ước tính trung bình mỗi năm chùa Một Cột tiếp đón hàng vạn người đến tham quan, dâng hương, cầu nguyện. Bạn có thể đến chùa bất kỳ lúc nào có thời gian. Nếu muốn tận hưởng không khí nhộn nhịp, vui tươi thì chọn mùng 1, ngày 15 hoặc những ngày đầu Xuân năm mới. Còn nếu bạn là người thích không gian yên bình, thanh tịnh thì nên đến vào những ngày bình thường trong tháng nhé!
4. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
Chùa Một Cột mang ý nghĩa đặc biệt đó chính là cầu mong một hạnh phúc dài lâu. Chùa mang kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Năm 1962, chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 1968, chùa tiếp tục được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam". Năm 2012, một lần nữa nơi đây trở thành "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á" do Tổ chức Kỷ lục Châu Á trao tặng.
4.1. Liên Hoa Đài trong chùa Một Cột
Hình ảnh chùa Một Cột chính là biểu tượng đại diện cho toàn bộ khu vực Liên Hoa Đài. Ngôi chùa có diện tích khoảng 3x3m, được xây dựng trên một trụ đá nằm ở giữa hồ sen. Hình ảnh này khiến ai nấy đến đây đều cảm thấy thích thú vì trông vô cùng đẹp mắt, giống như một bông hoa sen thật đang chớm nở trên mặt hồ. Tiến vào bên bên trong Liên Hoa Đài là tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng tôn nghiêm.
4.2. Cổng Tam Quan trong chùa Một Cột
Cổng Tam Quan là công trình kiến trúc mới được xây dựng nhằm giúp cho chùa Một Cột trở nên đẹp, khang trang hơn cũng như phục vụ khách du lịch đến tham quan, dâng hương, cầu nguyện những ngày lễ Tết. Lấy màu vàng làm chủ đạo kết hợp với một chút màu trắng nên cổng Tam Quan cũng được nhiều người check-in.
4.3. Bậc thang lên chính điện
Bậc thang này là nơi để đưa chúng ta lên được chính điện Liên Hoa Đài. Công trình kiến trúc này có tổng là 13 bậc với chiều rộng 1,4m. Những bậc thang này được xây dựng dưới thời Lý nên mang nét cổ kính thời xưa.
4.4. Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong chính điện Liên Hoa Đài là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Nơi đây được bài trí vô cùng trang nghiêm thể hiện sự tôn kính của người dân. Vào dịp lễ Tết, mùng 1 hoặc ngày 15 hàng tháng, người dân khắp nơi lại về đây để dâng hương, dâng lễ nhằm cầu bình an, hạnh phúc.
4.5. Cây bồ đề linh thiêng có tuổi thọ 60 năm
Từ xưa đến nay, cây bồ đề được xem là loài cây thiêng liêng trong Phật giáo. Ở Hà Nội có nhiều cây bồ đề được mang từ đất Phật (Ấn Độ) về trồng vào năm 1958. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến cây bồ đề do Bác chồng phía sau chùa Một Cột. Trải qua 60 năm cây bồ đề hiện nay đã trở thành một cây cổ thụ giúp cho không gian tại ngôi chùa trở nên uy nghiêm và tâm linh hơn.
5. Thưởng thức những món đặc sản gần chùa Một Cột
Chùa Một Cột nằm trên con đường tập nập người qua lại, nhiều quán ăn ngon nên các bạn có thể dễ dàng thưởng thức những món ăn đặc sản như: phở, bún chả, lẩu, nướng,… tại các cửa hàng nổi tiếng như:
Nhà hàng Nhật Bản Taki Taki: 20 Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Lẩu nấm Gia Bách: 14 Thành Công, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Quán lươn bà Liêm: 319 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Aummee - Ẩm Thực Chay: phường Châu Long, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Lẩu hấp thủy nhiệt Hồng Kông: 84 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Yến Béo Cháo & Súp Gà: 19 Dốc Hòe Nhai, Ba Đình, Hà Nội
6. Những lưu ý khi đến chùa Một Cột
Khi đến chùa Một Cột các bạn có thể ghé qua các địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó như: lăng Bác, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm.
Chùa Một Cột là nơi thanh tịnh nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, không chửi thề.
Tuân thủ mọi quy định của chùa như: không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, hái hoa, không hút thuốc,…
Chùa Một Cột chính là một trong những địa điểm thích hợp để các bạn đến tham quan vào dịp đầu Xuân năm mới. Từ cảnh vật, kiến trúc của chùa chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.