Du lịch

Top 7 chùa ở Hà Nội linh thiêng, thích hợp đi lễ đầu xuân năm mới

Lê Hồng - 18/04/2023 10:34 GMT+7

Đầu Xuân năm mới là thời điểm mọi người đi chùa nhiều nhất. Không chỉ vãn cảnh, dâng hương mà còn là để cầu nguyện cho bình an cho mình cũng như những người thân xung quanh. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ gợi ý cho bạn top 7 ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội.

1. Chùa Trần Quốc – chùa ở Hà Nội có tuổi đời hơn 1500 năm

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00h – 16:00h

Cổng chùa Trấn Quốc
Cổng chùa Trấn Quốc
Một góc nhỏ chùa Trần Quốc
Một góc nhỏ chùa Trần Quốc

Chùa ở Hà Nội nhất định bạn phải đến một lần đó chính là chùa Trấn Quốc. Được biết, nơi đây có tuổi đời hơn 1500 năm nên sẽ có nhiều điều thú vị để chúng ta khám phá. Được biết, tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thương điện. Đến chùa Trần Quốc thì bạn phải đến chiêm ngưỡng và check-in với tòa Bảo tháp lục độ đài sen màu đỏ nổi bật ở giữa khuôn viên chùa.

>> Xem thêm: Chùa Trấn Quốc – Kinh nghiệm tham quan từ A-Z ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc đẹp nhất thế giới

 Nơi đây có tuổi đời hơn 1500 năm
Nơi đây có tuổi đời hơn 1500 năm

Trải qua hơn 1500 năm nhưng chùa vẫn giữ được những nét cổ điển ngày xưa. Đây cũng chính là lý do vào năm 1989 ngôi chùa nổi tiếng này đã được công nhận là Di tích Lịch Sử Văn hóa cấp quốc gia. Thời điểm thích hợp nhất để đến chùa đó chính là đầu năm mới vì cảnh sắc thiên nhiên đẹp, diễn ra nhiều lễ hội hấp dẫn.

Chùa có khung cảnh yên bình
Chùa có khung cảnh yên bình

2. Chùa Hương – chùa ở Hà Nội linh thiêng được nhiều người đến nhất

Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Giờ mở cửa: cả ngày

Chùa Hương
Chùa Hương

Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Sơn. Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này được hình thành từ thế kỉ 15. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển chùa hiện nay vẫn chứa đựng những  ác phẩm văn học nổi tiếng và những giá trị thiêng liêng của cảnh sắc và lịch sử của ngôi chùa. Đến với chùa Hương bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc như: các ngôi chùa thờ Phật, các đình, đền thờ những vị thần,…

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Đầu Xuân năm mới tại đây sẽ diễn ra lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Thời điểm diễn ra nhiều lễ hội, trò chơi dân gian là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch.

Mọi người đến chùa Hương dâng hương đầu năm
Mọi người đến chùa Hương dâng hương đầu năm

3. Chùa Hà – chùa ở Hà Nội nổi tiếng về cầu duyên

Địa chỉ: 86, phố Phường chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00h – 18:00h

Phía trước cổng chùa Hà
Phía trước cổng chùa Hà

Theo sổ sách thì chùa Hà được xây dựng lên bởi một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê. Từ lâu nơi đây trở thành địa chỉ được nhiều người đến cầu duyên dù nơi đây chẳng thờ Ông Tơ Bà Nguyệt.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm dâng hương cầu duyên ở chùa Hà để có tình yêu như ý

Không gian bên trong chùa Hà
Không gian bên trong chùa Hà

Kiến trúc của chùa Hà khiến ai nấy đều khen ngợi vì có sự kết hợp giữa nét đẹp cổ xưa và hiện đại. Bước vào chùa bạn sẽ nhìn thấy cổng Tam Quan với 3 vòm cửa và cửa giữa được thiết kế rộng nhất. Tam Quan cũng được xây dựng thành 2 tầng, trong đó tầng trên được thiết kế theo kiểu chồng diêm, tầng dưới được chia thành 3 gian và 12 cột trụ được xây nổi trên bề mặt. Xung quanh chùa có cảnh sắc thiên nhiên xanh mát với: hồ nước bán nguyệt, bia đá Thánh Đức Tự Bi bốn mặt.

Mọi người thường xuyên đến chùa Hà cầu duyên
Mọi người thường xuyên đến chùa Hà cầu duyên

4. Chùa Một Cột – chùa ở Hà Nội mang nét kiến trúc độc đáo nổi tiếng khắp Châu Á

Địa chỉ: Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00h – 18:00h

Hình ảnh về chùa Một Cột
Hình ảnh về chùa Một Cột

Chùa Một Cột có rất nhiều tên gọi bao gồm: Chùa Mật, Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài. Không chỉ là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng khắp Châu Á mà nơi đây còn chứa đựng nhiều nét văn hóa, tâm linh của dân tộc. Thậm chí chùa Một cột còn từng được in nổi trên mặt đồng xu kim loại 5000 VNĐ nhằm thể hiện đây chính là ngôi chùa mang biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Cầu thang đi lên không gian chùa
Cầu thang đi lên không gian chùa

Kết cấu của chùa hiện nay bao gồm:  Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. Mọi không gian của chùa được xây dựng bằng gỗ quý, trong đó, đài liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m được đỡ bằng hệ thống cột quân vững chắc, cột trụ của chùa được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau. Về phần mái chùa Một Cột có bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”.

Huong-dan-tham-quan-chua-Mot-Cot-Ha-Noi-nguoi-dan-den-dang-huong-o-chua-Mot-Cot

5. Chùa Quán Sứ - chùa ở Hà Nội có trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: 06h00 - 19h00

Chùa Quán Sứ - chùa ở Hà Nội có trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chùa Quán Sứ - chùa ở Hà Nội có trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chùa ở Hà Nội được nhiều người tìm đến nhiều nhất hiện nay đó chính là chùa Quán Sứ. Nơi đây được xây dựng từ thế kỉ 15 dưới thời vua Lê Thế Tông. Tổng thể kiến trúc nơi đây mang đậm nét vùng Bắc Bộ thời xưa với mái vòm, ngói vảy, tam quan, nằm giữa là lầu chuông.

Một góc bên trong chùa Quán Sứ
Một góc bên trong chùa Quán Sứ

Mỗi khi Tết đến Xuân về người dân khắp cả nước lại về chùa Quán Sứ để hành hương lễ phật nhiều nhất nhằm cầu mong một năm nhiều sức khỏe, làm ăn phát đạt, ai cũng được bình an. Nếu ai có sở thích tìm hiểu về chùa Quán Sứ thì đều biết nơi đây còn được biết đến là một trung tâm Phật giáo Việt Nam.

Mọi người đến chùa cầu nguyện đầu năm mới
Mọi người đến chùa cầu nguyện đầu năm mới

6. Chùa Phúc Khánh – chùa ở Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia

Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: Cả ngày

Chùa Phúc Khánh – chùa ở Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia
Chùa Phúc Khánh – chùa ở Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác đó chính là chùa Sở. Vì sở hữu kiến trúc độc đáo, chứa đựng nhiều nét văn hóa của dân tộc nên chùa đã vinh dự được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Mỗi năm Tết đến, chùa Phúc Khánh lại trở nên náo nhiệt hơn vì có hàng nghìn người đến dâng hương, cầu bình an, dâng sao giải hạn…

tp-chua-ohuc-khanh-04-975

Chùa Phúc Khánh có kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp giữa kiến trúc thiền phái Bắc Tông và Lâm Tế nên luôn mang đến cho mọi người cảm giác giản dị, thanh tịnh, tôn nghiêm. Tam Quan của chùa được xây theo kiểu 2 tầng, tầng trên có gác chuông. Các gian nhà từ tiền đường, chánh điện, hậu cung, nhà tổ,… được xếp theo mẫu chữ “Công” vô cùng tinh xảo.

Kiến trúc độc đáo chùa Phúc Khánh
Kiến trúc độc đáo chùa Phúc Khánh

7. Chùa Láng 

Địa chỉ: phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8h30 - 20h00 

Chùa Láng
Chùa Láng
Chùa Láng – chùa ở Hà Nội có kiến trúc dạng “đền thờ” 
Chùa Láng – chùa ở Hà Nội có kiến trúc dạng “đền thờ” 

Chùa ở Hà Nội đẹp, linh thiêng, có kiến trúc dạng “đền thờ” nhất định bạn phải đến một lần đó chính là chùa Láng. Chùa có tên chính thức là chùa Chiêu Thiền Tự. Nơi đây ngoài thờ Phật và các thần thì còn thờ Thánh là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông. Mỗi năm, lễ hội chùa Láng sẽ được diễn ra từ ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch.

Chùa vẫn còn đang lưu giữ 198 pho tượng lớn nhỏ quý giá.
Chùa vẫn còn đang lưu giữ 198 pho tượng lớn nhỏ quý giá.

Công trình kiến trúc ở đây khiến ai đến một lần cũng đều phải say đắm. Chùa còn từng được mệnh danh là đệ nhất tùng lâm có nghĩa là nơi có rừng thông đẹp nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Cổng Tam Quan với bốn cột vuông, đường đến chính điện được lát gạch với 2 bên là hàng muỗm cổ thụ rợp bóng tạo vẻ cổ kính. Điểm ấn tượng nhất tại chùa đó chính là vẫn còn đang lưu giữ 198 pho tượng lớn nhỏ quý giá.

Chùa Láng nổi tiếng linh thiêng
Chùa Láng nổi tiếng linh thiêng

Trên đây là top 7 ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng nhất hiện nay. Mỗi lần các bạn cùng gia đình, bạn bè đến đây chắc chắn sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị đó nhé!

>> Xem thêm: Top 10 ngôi chùa miền Bắc linh thiêng nhất cho mùa lễ đầu năm

Tin phổ biến