Du lịch

Bỏ túi ngay top 15 địa điểm du lịch Hà Nam chọn lọc 2023

Tố Uyên - 22/05/2023 00:11 GMT+7

Hà Nam không chỉ nổi tiếng với đặc sản đa dạng mà còn níu chân du khách bởi nền văn hóa tâm linh độc đáo, là nơi tọa lạc của chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới, chùa Địa Tạng Phi Lai - chốn bồng lai ở Hà Nam hay nhà Bá Kiến,... và rất nhiều khu du lịch khác. Bài viết này sẽ tổng hợp top điểm du lịch Hà Nam nổi tiếng nhất 2023.

1. Các địa điểm du lịch tâm linh Hà Nam

1.1. Khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Địa chỉ: thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Giở mở cửa: 6h00 - 18h00

Giá vé: 60.000 đồng/vé xe điện khứ hồi (nếu vào sâu bên trong để cúng bái)

Nếu Quảng Ninh nổi tiếng với Vịnh Hạ Long thì Hà Nam cũng không hề kém cạnh khi sở hữu một "vịnh Hạ Long trên cạn thứ 2" đó chính là khu du lịch sinh thái Tam Chúc. Vì sao lại gọi là "vịnh Hạ Long trên cạn"?

Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao, cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Nam. Được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn" bởi ba mặt chùa được bao quanh bởi núi Thất Tinh, núi nhấp nhô dưới lòng hồ và đầm sen thơm ngát. Đằng sau vị thế đắc địa này là cả một giai thoại vô cùng huyền bí khiến bạn không khỏi tò mò đó!

>>>Xem ngay:

Du lịch chùa Tam Chúc - Ngôi chùa có truyền thuyết kỳ bí nhất.

Đặc sản Hà Nam - Top món ăn níu chân khách du lịch.

Kinh nghiệm du lịch Hà Nam mới nhất 2023 từ A - Z bạn không nên bỏ lỡ.

Chùa Tam Chúc có lưng tựa vào núi, mặt hướng ra hồ
Chùa Tam Chúc có lưng tựa vào núi, mặt hướng ra hồ

Khu du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam còn là ngôi chùa lớn nhất thế giới, có diện tích khoảng 5.100 ha, kết hợp nhiều hạng mục du lịch nổi tiếng như khu văn hóa tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khu bảo tồn di tích, cảnh quan thiên nhiên và sân golf 36 lỗ...

Năm 2019, chùa Tam Chúc đã vinh dự được chọn mặt gửi vàng làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc, với sự tham gia của hàng nghìn tín đồ Phật giáo từ khắp nới trên thế giới. Cứ vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm sẽ có Lễ khai chùa và nhiều lễ hội khác nữa cũng được tổ chức tại đây như: Sự kiện Tuần Lễ Văn Hoá Kỷ Niệm 50 Năm Mối Quan Hệ Việt - Nhật, Lễ rước Phật sơ sinh, ....

1.2. Chùa Địa Tạng Phi Lai - chốn "bồng lai" ở Hà Nam

Địa chỉ: thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: 8h00 - 17h30

Giá vé: miễn phí

Địa Tạng Phi Lai Tự cách Hà Nội gần 70km, tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Chùa có thế ngai vàng, lưng tựa núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, Đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ X và có tên là chùa Đùng. Thuở đầu chùa có quy mô rộng khoảng 120 gian. Nhiều vua chúa đã từng ghé thăm nơi này. Sau rất nhiều thế kỷ trôi qua ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng và dường như đã bị lãng quên.

Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai Tự

Sau khi được xây dựng lại vào năm 2015, ngôi chùa mang lên mình vẻ kiến trúc bắt mắt và khung cảnh vô cùng yên tĩnh, gợi lên cảm giác  thanh tao, thoát tục mà bất kì ai đến đây cũng có thể cảm nhận. Bên cạnh đó, bạn sẽ được thỏa mình vào khoảnh khắc bình yên trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng. Chính vì thế, thời gian gần đây đã có rất nhiều khách du lịch đến thăm, thậm chí là nơi lý tưởng cho các bạn học sinh đến chụp kỷ yếu.

>>>Xem ngay: Tham quan Địa Tạng Phi Lai Tự - chốn "bồng lai" ở Hà Nam.

chua-dia-tang-phi-lai-tu

1.3. Chùa Bà Đanh

Địa chỉ: Thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: 6h00 - 18h00 

Giá vé: miễn phí

Hẳn bạn đã từng nghe đến câu "Vắng tanh như chùa Bà Đanh" phải không nào. Xuất phát từ năm 1945, chùa nằm tách xa khu dân cư và rất ít người qua lại. Cũng vì lẽ đó, mà mỗi khi trong làng có việc phải lên chùa vào buổi tối phải đốt đuốc và gõ chiêng nhằm đuổi thú dữ. Từ đó, câu "Vắng tanh như chùa Bà Đanh" đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

chua-ba-danh-ha-nam

Tuy nhiên, ngày nay ngôi chùa đã được du khách đến thăm nhiều hơn, để thắp hương và cầu chúc cho những điều tốt lành. Không chỉ nổi tiếng với sự linh thiêng, chùa còn có cảnh quan sơn thủy hữu tình, thanh u, cô tịch và cổ kính nhất Hà Nam. 

canh-quan-chua-ba-danh

Lễ hội Chùa Bà Đanh được tổ chức thường niên vào tháng 2 âm lịch, nhằm cảm tạ ân đức của các vị thần phù hộ cho canh tác nông nghiệp tốt tươi, vụ mùa bội thu và cuộc sống no đủ của nhân dân.

1.4. Chùa Long Đọi Sơn

Địa chỉ: Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: Đang cập nhật

Giá vé: miễn phí

Chùa Long Đọi Sơn Hà Nam còn có tên khác là chùa Đọi, tiếng Hán là Diên Linh Tự. Chùa có vị thế đẹp, nằm trên đỉnh núi Đọi, thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam.

Chùa Long Đọi Sơn được biết đến là một trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là "Đại danh lam" kiêm hành cung, đến thời Pháp từng được liệt vào các hạng mục các cổ tích danh lam để bảo vệ.

Chùa Long Đọi Sơn
Chùa Long Đọi Sơn

Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Đọi Sơn chính là nơi đây lưu giữ rất nhiều di tích của thời Lý như: cây tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm 1118. Tuy nhiên, toàn bộ công trình quý báu đó đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng gần 900 năm tuổi (đã được công nhận là Bảo vật quốc gia) và 6 pho tượng Kim cương, tượng thần Kinaras. 

Tấm bia Sùng - ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý
Tấm bia Sùng - ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý

1.5. Đền Trần Thương

Địa chỉ: Nghĩa trang nhân dân Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: 7h00 - 20h00

Giá vé: miễn phí

Đền Trần Thương là ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia đình ông và các tướng lĩnh có công lớn. Đền được xây trên phần đất vốn là kho lương thực thời dân ta chống quân Mông - Nguyên. Bên trong đền còn có một cái giếng tên là giếng Ngọc - nơi táng tro cốt của Trần Hưng Đạo.

Đền Trần Thương - Di tích quốc gia đặc biệt
Đền Trần Thương - Di tích quốc gia đặc biệt

Ngôi đền mang vẻ mộc mạc, xưa cũ nhưng lại sừn sững hiện ngang như một minh chứng hùng hồn cho lịch sử giữ nước oai hùng của dân tộc. Đền được xây dựng theo hình chữ Quốc vuông vắn, trên thế đất thiêng “hình nhân bái tướng” và xây theo kiểu “Tứ thủy quy đường”.

Tổng thể kiến trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, năm tòa, 15 gian, chia thành ba cung: Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam và hai giải vũ, năm giếng… tạo nên những điểm độc đáo riêng có của ngôi đền.

Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo như lễ rước nước và thi bơi chải trên sông.

le-hoi-den-tran-thuong

1.6. Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn

Địa chỉ: xã Quyển Sơn, huyện Kim Bẳng, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: 8h00 - 17h00

Giá vé: khoảng 30.000 đồng

Đền Trúc nằm trong quần thể du lịch Ngũ Động Thi Sơn, gắn liền với tên tuổi người anh hùng  Lý Thường Kiệt. Tương truyền rằng xưa kia, khi đoàn thuyền chiến của Lý Thường Kiệt đi qua thôn Quyển Sơn, bất ngờ bị một cơn gió thổi gãy cột buồm, cuốn lá cờ lên đỉnh núi Cấm. Thấy sự lạ, ông và các tướng sĩ đã dừng lại và sửa soạn lễ tế trời đất, cầu cho quân đại thắng. Và lần ra quân ấy thực sự đã thắng lớn, Lý Thường Kiệt đã cùng tướng sĩ quay lại và làm lễ cảm tạ.

Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn

Đền Trúc được xây dựng vằng gỗ lim và thiết kế theo kiểu chữ "Đinh" gồm cổng đền, tiền đường và hậu cung. Không gian quanh đền rợp bóng trúc, màu xanh hài hòa với mai ngói cổ kinh, tường rêu phong trầm mặc.

Lối vào đền Trúc
Lối vào đền Trúc

1.7. Đền Lảnh Giang - Địa điểm du lịch Hà Nam gắn với truyền thuyết Tam Vị Đại Vương

Địa chỉ: thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: đang cập nhật

Giá vé: miễn phí

Theo dân gian, đền Quan lớn Lảnh Giang là nơi thờ tự Tam Vị Thủy Thần (ba vị tướng từ thời Hùng Vương thứ 18 đã có công giúp Hùng Vương tiêu diệt kẻ phản nghịch Thục Phán) và vợ chồng công chúa Tiên Dung - Chử Đồng Tử. 

Đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang

Đền tọa lạc trong khuôn viên 3.000 m2, nơi đây tuy không núi đồi hùng vĩ, nhưng lại bạt ngàn màu xanh của cây trái, rừng nhãn, bến nước, đầm sen, phảng phất hào khí của một miền địa linh nhân kiệt và nền văn hóa phồn thịnh. 

Thường kỳ mỗi năm, đền Quan Tam phủ Lảnh Giang lại tổ chức hai lễ hội lớn thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm. Kỳ đầu tiên từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 6 âm lịch và kỳ thứ hai vào ngày 20 tháng 8 âm lịch. Sở dĩ lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức vào thời gian này vì đây là mùa con nước sông Hồng lên, người dân cầu mong thủy thần sẽ phù trợ cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu. 

Lễ hội đền Lảnh Giang
Lễ hội đền Lảnh Giang

Bên cạnh phần lễ là phần hội, có rất nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ du khách đến trải nghiệm như: hát Chầu văn, múa lân sư rồng, đấu vật, đấu cờ người, thi bơi sải trên sông Hồng,...

1.8. Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ)

Địa chỉ:  làng Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: đang cập nhật

Giá vé: miễn phí

Đền Vũ Điện hay còn có tên gọi là đền Bà Vũ có từ thế kỷ thứ XV, là nơi thờ phụng nàng Vũ Thị Thiết - nguyên mẫu của "Người con gái Nam Xương" trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ, biểu trưng cho sự trinh liệt - công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt Nam.

Đền bà Vũ, chùa Báo Ân, đình Vũ Điện cùng dàn hàng ngang, quay mặt về phía sông Hồng, cách mép nước có hơn mười mét. Vị trí này thường xuyên có muôn trùng sóng nước dồn xô đếm ngày, vang vọng, giận dữ thế nhưng lạ thay, nước sông Hồng ấy có bao lần tràn đến đây lại rẽ về phía Bắc. Nghĩa là không thể cuốn trôi cụm di tích lịch sử này!

Đền Bà Vũ
Đền Bà Vũ

Ngôi đền được xây dựng với các công trình nối tiếp bao quanh và nhà trung đường nằm ở chính giữa, với hai tầng mái vươn cao, nổi trội hẳn lên như một bông sen nở rộ khoe sắc dưới trời xanh. Đây chính là nét độc đáo của công trình kiến trúc tại đền.

1.9. Đình đá Tiên Phong

Địa chỉ: thôn An Mông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: đang cập nhật

Giá vé: miễn phí

Đình đá Tiên Phong (đình đá An Mông) là nơi thờ phụng Nguyệt Nga công chúa - nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình hiện nay có 3 tòa được kiến trúc theo kiểu chữ công: tiền đường 5 gian, tòa đẹ nhị 2 gian, chính tấm 3 gian.

Độc đáo nhất là tòa tiền đường bằng đá được làm theo lối chồng rường, mê cón, có 12 chiếc đại trụ dáng búp đòng mềm mại (ở giữa phình to, 2 đầu nhỏ lại). Chưa hết, trên phần đầu hoặc dưới chân đều chạm những họa tiết cách điệu, như cảnh sen quy, phượng múa long mã hoặc những cành đào, chùm lựu rất sinh động.

Chiếc đại trụ tại đình đá Tiên Phong
Chiếc đại trụ tại đình đá Tiên Phong

Ngoài kiến trúc độc đáo, đình đá Tiên Phong còn lưu giữ một số đồ thờ có giá trị nghệ thuật đáng được lưu ý như ngai thờ ở hậu cung, kiệu bát cống, một số bức đại tự và nhiều kiếm thờ phục vụ các đội nữ binh trong ngày lễ hội.

2. Các địa điểm du lịch Hà Nam văn hóa, lịch sử

2.1. Nhà Bá Kiến - Làng Vũ Đại

Địa chỉ: xóm 11, làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Giở mở cửa: luôn mửa cửa

Giá vé: miễn phí

Ngôi nhà của Bá Kiến (nhân vật có thật được cố  nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm "Chí Phèo") có tuổi đời hơn 100 năm, tọa lạc trên một khu đất rộng gần 900 m2 tại làng Đại Hoàng, nay gọi là làng Vũ Đại.

Nhà Bá Kiến - Làng Vũ Đại
Nhà Bá Kiến - Làng Vũ Đại

Người dựng ngôi nhà này là cụ Trần Duy Hạnh, một lái buôn giàu có. Vào đầu năm 1910, ngôi nhà được hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở phủ Lý Nhân về làm ròng rã gần 1 năm mới xong. Sau khi cụ Hạnh mất, ngôi nhà được truyền đến đời cháu là Trần Duy Cát. 

Tuy nhiên, cụ Cát ham mê cơ bạc, vì thua cụ Trần Huy Bính nên phải gán nhà để trả nợ. Cụ Trần Huy Bính này chính là nhân vật Bá Kiến mà nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm của ông.

nha-ba-kien-1

Vốn được dựng lên bởi các thợ tài hoa lành nghề nên ngôi nhà có kiến trúc rất độc đáo và vững chắc. Tất cả gỗ của ngôi nhà đều bằng gỗ lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc tỉ mỉ nhiều chữ nho và hình rồng. Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói vẫn không bị dột nát, thậm chí đi trên mái cũng không hề sợ gãy vỡ.

kien-truc-doc-dao-cua-nha-ba-kien

2.2. Bát Cảnh Sơn 

Địa chỉ: xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Giá vé: miễn phí

Bát Cảnh Sơn là một quần thể di tích lịch sử bao gồm nhiều ngôi chùa linh thiêng như chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Vân Mộng,... 

Gọi là Bát Cảnh Sơn bởi nơi đây là dãy núi 8 cánh, cũng có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí theo thuyết bát quái ngũ hành. Tuy nhiên, hiện có một vài cảnh quan đã bị phá hủy do chiến tranh.

Bát Cảnh Sơn - Địa điểm du lịch Hà Nam
Bát Cảnh Sơn

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, vào thế kỷ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát Cảnh Sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung. Từ đó, Bát Cảnh Sơn trở thành nơi các vị vua chúa, quần thần đến thưởng ngoạn cảnh đẹp.

2.3. Làng nghề Trống Đọi Tam

Địa chỉ: xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: 7h00 - 18h00

Giá vé: miễn phí

Làng nằm ở dưới chân núi Đọi, một trong những ngọn núi có vị thế và cảnh đẹp ở Hà Nam. Nghề làm trống ở Đọi Tam đã có từ rất lâu, đến nay đã hơm 1000 năm. Làng trống Đọi Tam được nhiều người biết đến bởi người thợ lành nghề nơi đây đã làm ra chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam.

Làng trống Đọi Tam - địa điểm du lịch Hà Nam
Làng trống Đọi Tam

Nguồn: vov.vn

Được biết, để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, các nghệ nhân trong làng trống Đọi Tam rất dày công, tỉ mỉ, chau chuốt cả 3 khâu quan trọng: làm da, làm tang và bưng trống. 

2.4. Động Phúc Long

Địa chỉ: khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê

Giờ mở cửa: cả ngày

Giá vé: miễn phí

Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa, thuộc dãy núi Kiện Khê. Núi Chùa được kiến tạo nên từ nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau, đầu mỏm đá lởm chởm, hình thù kỳ dị như chiếc đầu rồng, có nhiều ngọn đá nhọn lên như sừng rồng và ngôi chùa tựa tâm điểm miệng con rồng.

Động Phúc Long - địa điểm du lịch Hà Nam
Động Phúc Long

Ngoài ra, trong động còn có rất nhiều thạch nhũ đá óng ánh, huyền ảo. Chính sự kỳ vĩ của thiên nhiên đó đã khiến động Phúc Long trở thành địa điểm du lịch Hà Nam cực kỳ hút khách.

2.5. Làng mây tre đan Ngọc Động

Địa chỉ: Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam

Giá vé: miễn phí

Làng nghề Ngọc Động có truyền thống sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ mây, giang và tre,... Đặc biệt, nơi đây đã từng sản xuất bộ tơi bao gồm 6 chiếc ghế salon và 1 chiếc ghế chao, được Bác Hồ kê trong nhà sàn để tiếp khách.

Làng mây tre đan Ngọc Động - Địa điểm du lịch Hà Nam
Làng mây tre đan Ngọc Động - Địa điểm du lịch Hà Nam

Từ bao đời nay, người dân Ngọc Động không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Du khách có thể mua các sản phẩm tại làng Ngọc Động về làm quà cho gia đình, bạn bè. 

Trên đây là top địa điểm du lịch Hà Nam nổi tiếng nhất mà Saodaily gợi ý cho bạn. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa tại Hà Nam nhé!