Đời Sống

Đồng Tháp: Bé trai 7 tuổi thò tay vào máy trộn bê tông khiến một cánh tay bị nghiền nát

DIỆU HUYỀN - 06/01/2023 11:40 GMT+7

Mới đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tiếp tục xảy ra một tai nạn hy hữu tại công trình xây dựng khiến một bé trai 7 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng cánh tay phải bị nghiền nát.

Ngày 6/1, liên quan đến vụ việc bé trai 10 tuổi bị rơi xuống hố trụ bê tông tử vong, ông Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã thông tin về một trường hợp tai nạn ngoài ý muốn của một bệnh nhi tên V.T.K 7 tuổi, trú tại tỉnh Đồng Tháp xảy ra cách đây vài tháng.

Theo hồ sơ bệnh án, cùng ngày nhập viện, cháu K đã đến công trình xây dựng chơi. Vì tò mò, cháu bé đã thò tay vào máy trộn bê tông đang hoạt động và bị kẹt tay vào máy. Những người đang thi công đã phát hiện ra tai nạn trên đã ngay lập tức tắt máy, đưa trẻ ra ngoài.

Ngay sau đó, cháu trai được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu trong tình trạng cánh tay trái bị dập nát. Tại cơ sở y tế, cháu được sơ cứu băng nẹp và truyền dịch giảm đau rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị.

be-7-tuoi-bi-may-tron-be-tong-nghien-nat-canh-tay

Sau khi các y bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM tiếp nhận, cháu K rơi vào trạng thái lừ đừ, da xanh niêm nhợt, môi tái, mạch quay bên tay phải bắt nhẹ, huyết áp 80/60mmHg. Cánh tay trái của cháu bị dập nát, liên tục chảy máu. Các bác sĩ cũng không bắt được mạch quay. Qua xét nghiệm lâm sàng, dung tích hồng cầu Hct chỉ còn 18%. Cháu K được chẩn đoán đứt động mạch cánh tay, sốc vì mất máu.

Nhận thấy tình hình nguy kịch, K được các bác sĩ cấp cứu theo quy trình báo động đỏ. Cháu bé được tiến hành băng bó vết thương để cầm máu, đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch truyền dịch chống sốc...

Chỉ trong vòng 15 phút, cháu K được chuyển vào phòng mổ. Hàng loạt đội ngũ bác sĩ chỉnh hình, mạch máu, gây mê hồi sức, ngoại khoa, hồi sức ngoại tích cực hồi sức truyền dịch, truyền máu, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh toan chuyển hóa m.áu.

Các bác sĩ ghi nhận mô hoại tử rất nhiều, đất cát được tìm thấy ở trong vết thương. Thám sát ghi nhận trẻ bị đứt và dập 1 đoạn động mạch cánh tay trái 15 cm.

Do không thể cắt nối động mạch, bác sĩ đã đưa ra giải pháp là rạch da 10cm ở cổ chân phải, lấy 1 đoạn tĩnh mạch hiển 12cm rồi ghép thay thế cho đoạn động mạch cánh tay trái bị dập. Hai ngón tay trái tưới máu kém, nguy cơ nhiễm trùng cao nên được làm mỏm cụt. 

Cuộc phẫu thuật thành công. Cháu K tiếp tục được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức ngoại của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Và sau gần 2 tháng điều trị, tình trạng sức khỏe của K dần được ổn định. Mạch máu lưu thông tốt, đầu chi hồng hào. K không còn phải phụ thuộc vào máy thở, trạng thái tỉnh táo, được ghép da và phục hồi dần tay trái. Hiện tại cánh tay bị tổn thương đã có thể cử động giơ lên, hạ xuống.

Qua trường hợp bệnh nhi hy hữu này và vụ việc bé Hạo Nam bị rơi xuống hố trụ bê tông ở Đồng Tháo, bác sĩ Tiến đã đưa ra lưu ý đối với các bậc phụ huynh về việc giáo dục con trẻ nhận thức được những nguy hiểm tiềm ẩn tại các công trình xây dựng. Các hố đào dở bị ngập nước, các dụng cụ tường vách, dàn giáo có thể sập đè vào người các bé, các máy cắt thép/gạch, máy trộn bê tông, máy khoan… đều có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.

Tin phổ biến