Du lịch

Kinh nghiệm đi chùa Hoằng Pháp - địa điểm tâm linh nổi tiếng

Lê Hồng - 25/04/2023 14:55 GMT+7

Mỗi năm chùa Hoằng Pháp đều vinh dự khi đón hàng vạn khách du lịch trong nước lẫn quốc tế đến tham quan, dâng hương, cầu nguyện. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ chia sẻ kinh nghiệm từ A-Z cho những bạn nào đang có ý định đến đây nhé!

Dựa vào trải nghiệm cá nhân và review của các du khách khác trên các website, fanpage... SaoDaily tổng hợp giúp bạn kinh nghiệm đi chùa Hoằng Pháp chi tiết nhất 2023 dựa trên các tiêu chí về giá cả, lịch trình, hướng dẫn để chuyến đi của bạn hoàn hảo nhất: 

1. Chùa Hoằng Pháp ở đâu?

Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

Chi phí: Các khóa tu và vào cổng hoàn toàn miễn phí.

Chùa Hoằng Pháp luôn nằm trong top những ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất Sài Gòn. Theo chia sẻ của những người đi trước thì chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, ngôi chùa này vẫn mang cho mình những nét đặc trưng quyến rũ khiến ai đến đây rồi cũng thấy bình an. Được biết, không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, chùa còn nổi tiếng là linh thiêng nữa đó nhé!

hùa Hoằng Pháp luôn nằm trong top những ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất Sài Gòn
hùa Hoằng Pháp luôn nằm trong top những ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất Sài Gòn

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp nằm ở vị trí địa lý thuận lợi vì nằm cách trung tâm Quận 1 về phía Tây Bắc khoảng 20 km. Nếu bạn chọn di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc ô tô gia đình thì có thể đi theo cung đường Nguyễn Văn Trỗi, Cộng Hòa, Trường Trinh, dọc quốc lộ 22 thì sẽ nhìn thấy chùa Hoằng Pháp.

Đối với những bạn học sinh, sinh viên có thể đi xe buýt để tiết kiệm chi phí đi lại. Một số tuyến xe buýt giúp bạn đến được chùa Hoằng Pháp dễ dàng là: tuyến 04, tuyến 13, tuyến 74, tuyến 94.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

3. Nên đến chùa Hoằng Pháp vào thời điểm nào?

Chùa Hoằng Pháp nằm ở Sài Gòn – nơi có hai mùa nắng, mưa rõ nét nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ khi nào trong năm. Mỗi một mùa, chùa Hoằng Pháp đều “níu chân” du khách bằng những nét đẹp riêng của nó nên không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Nhưng theo kinh nghiệm đi chùa Hoằng Pháp, nếu bạn muốn đông vui, chiêm ngưỡng nhiều lễ hội thì hãy đến chùa Hoằng Pháp vào dịp Tết, đầu năm nhé!

tuong-bo-tat-tai-chua-hoang-phap-min

4. Những trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến chùa Hoằng Pháp

4.1. Vãn cảnh xung quanh chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp được sáng lập từ năm 1957 bởi cố Hòa thượng Ngô Chân Tử trên một rừng chồi. Sau nhiều năm tu sửa chùa ngày càng đẹp khiến du khách không thể nào bỏ qua được. Ngay khi bước chân qua cổng thì du khách sẽ lập tức cảm nhận được bầu không khí trong lành, yên bình vì xung quanh khuôn viên chùa có rất nhiều cây xanh, có nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm tạo cho chùa những khoảng bóng râm mát.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

4.2. Khám phá công trình kiến trúc độc đáo

Chùa Hoằng Pháp là sự kết hợp ăn ý giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Khi đến chùa bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vô số công trình kiến trúc độc đáo, có bề dày lịch sử lâu năm. Chẳng hạn như:

Cổng chùa Hoằng Pháp: Ngôi chùa này có cổng Tam Quan. Trong đó, cổng chính để dòng chữ “Chùa Hoằng Pháp”. Hai cổng phụ để dòng chữ “Trí Tuệ” (bên phải) và dòng chữ “Từ Bi” (tay trái). Dọc theo cổng Tam Quan là những câu đối được viết bằng tiếng Việt qua đó tạo nên sự quen thuộc với mỗi khách du lịch khi đến đây tham quan.

Cổng chùa Hoằng Pháp
Cổng chùa Hoằng Pháp

Chánh điện của chùa Hoằng Pháp: Tòa chính điện được thiết kế bằng màu đỏ, xây theo hình chữ “công”, có diện tích lên tới 756 m2, dài 42m và cao 18m. Nơi này có 2 tầng 8 mái đao được đỡ bởi hệ thống cột trụ đồ sộ, vững chắc. Nền chùa được lót bằng gạch granit nhập khẩu từ Tây Ban Nha nên rất mát, sạch và sang trọng. Đối diện với chánh điện chùa Hoằng Pháp là tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền dưới gốc cây bồ đề cao khoảng 4,5m.

Chánh điện của chùa Hoằng Pháp
Chánh điện của chùa Hoằng Pháp
Không gian bên trong chánh điện
Không gian bên trong chánh điện

4.3. Tham quan tháp Nhị Nghiêm

Nếu bạn đến chùa Hoằng Pháp mà không đến tham quan tháp Nhị Nghiêm thì quả thật là một thiếu xót lớn đó nhé! Được biết, đây chính là nơi an nghỉ cuối cùng của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử, người có công khai lập chùa.

Tham quan tháp Nhị Nghiêm
Tham quan tháp Nhị Nghiêm

Tháp được thiết kế vô cùng tinh xảo với móng tròn rộng, cao 3 bậc, càng lên cao càng thu hẹp vòng tròn lại, bên trên là tòa tháp hình vòm ốp gạch men. Đánh mắt ra trước mặt tháp chính là một đỉnh đồng, qua đỉnh đồng chúng ta bước lên thành đá để cùng nhau dâng hương nhằm nhớ đến công lao của Hòa thượng Ngộ Chân Tử.

4.4. Cầu may dưới gốc hoa vô ưu

Chùa Hoằng Pháp từ lâu đã nổi tiếng là chốn linh thiêng nhất nhì Sài Gòn. Mỗi dịp lễ, Tết du khách khắp nơi lại về đây dâng hương, xin bình an cho mình và những người xung quanh. Theo kinh nghiệm của những người đã từng đến đây thì muốn “cầu được ước thấy” thì hãy cầu dưới gốc hoa vô ưu. Cây này còn có tên gọi khác là cây Đầu Lân, cây Ngọc Lân, cây Sa La. Nó là loài cây cổ thụ, mọc theo chùm, cánh hoa đỏ rực và được trồng ở rất nhiều ngôi chùa của nước ta.

Cầu may dưới gốc hoa vô ưu
Cầu may dưới gốc hoa vô ưu

Ngoài ra, khi đến chùa Hoằng Pháp bạn còn có cơ hội tham gia rất nhiều lễ hội lớn như: Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu, lễ thả hoa đăng chào xuân... Nếu có thời gian bạn hãy dành thời gian cùng gia đình đến đây ít nhất một lần nhé!

Lễ hội tại chùa Hoằng Pháp
Lễ hội tại chùa Hoằng Pháp

4.5. Tham gia các khoa tu tại chùa Hoằng Pháp

Các khóa tu của chùa Hoằng Pháp rất nổi tiếng, đối tượng tham gia rất đa dạng bao gồm: học sinh, sinh viên, người đi làm, những người lớn tuổi,…  Hoạt động này thường được tổ chức 1 năm 1 lần vào mùa hè trong 7 ngày.

Các khóa tu của chùa Hoằng Pháp rất nổi tiếng
Các khóa tu của chùa Hoằng Pháp rất nổi tiếng

Những ngày đầu vừa thành lập chỉ có 300 học viên, trải qua nhiều năm thì hiện tại con số đó lên đến 6000 – 8000 người tham gia/năm. Tham gia khóa tu bạn sẽ trải nghiệm được nhiều điều mới, giúp rèn luyện sức khỏe, tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, từ đó sống thanh tao, có kỷ luật hơn.

chua-hoang-phap-o-dau-05_1630421557

5. Những món ăn nên thưởng thức khi đến chùa Hoằng Pháp

Tại chùa Hoằng Pháp cũng có khu nhà ăn rất rộng lớn. Tại đây có rất nhiều món chay được đầu bếp chế biến rất ngon nên bạn có thể thử nhé! Còn nếu ai không muốn ăn món chay thì có thể thưởng thức những món đặc sản của Sài Gòn như: cơm tấm, hủ tiếu, bánh mỳ chảo, há cảo,…

Trải nghiệm ăn chay trong chùa
Trải nghiệm ăn chay trong chùa

>> Xem thêm: Top 7 quán buffet chay Sài Gòn có menu đa dạng, giá thành hợp lý được nhiều người tìm đến nhiều nhất

hu-tieu-nam-vang

6. Những lưu ý cần nhớ khi đến chùa Hoằng Pháp

Cũng như những ngôi chùa khác khi đến chùa Hoằng Pháp bạn cần chú ý cách ăn mặc của mình. Chọn những set đồ kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn kính.

Xung quanh chùa bán rất nhiều lễ vật, hương,… để bạn dâng lễ. Bạn có thể đến đây để mua hoặc nếu không thích thì có thể tự chuẩn bị ở nhà trước rồi đem đến chùa.

Vì đây là không gian chung của chúng ta nên mỗi khi đến đây hãy đảm bảo giữ vệ sinh môi trường. Không vứt rác bừa bãi, không gắt hoa, bẻ cành,…

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Trong bài viết nàySaoDaily đã chia sẻ cho bạn tất cả kinh nghiệm tham quan chùa Hoằng Pháp. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ, có nhiều trải nghiệm thú vị.

>> Xem thêm: Ghim lại top 8 ngôi chùa đẹp nhất ở Sài Gòn thích hợp đi vãn cảnh, dâng lễ đầu năm