Chiêm Tinh - Cung Hoàng Đạo

Chiêm tinh học là gì? Đặc điểm 12 cung hoàng đạo và sự liên hệ với cơ thể con người

Lê Hồng - 01/10/2022 18:30 GMT+7

Chiêm tinh học thường được dùng để mô tả số phận và tính cách con người theo cách tổng quan hơn, chủ yếu dựa trên cung Mặt Trời và Mặt Trăng. Trong bài viết này, SaoDaily sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về chiêm tinh học nhé!

Chiêm tinh học là gì?

Chiêm tinh học (astrology) là một hệ thống bói toán dựa trên sự vận hành của vũ trụ và các hành tinh xung quanh Trái Đất. Qua đó, người ta sáng tạo ra “bản đồ sao”, một hình thức xem vận mệnh tương tự như “lá số tử vi” của người phương Đông.

Ngoài ra, chiêm tinh học còn là một môn học dùng để dự đoán vận mệnh tiền đồ của quốc gia, dân tộc, nhân vật anh hùng, lãnh tụ, thiên tai dịch bệnh, thời tiết, và vận mệnh cá nhân dựa trên sự biến động của các vì tinh tú, các chòm sao.

Chiêm tinh học(astrology) là một hệ thống bói toán dựa trên sự vận hành của vũ trụ và các hành tinh xung quanh Trái Đất
Chiêm tinh học(astrology) là một hệ thống bói toán dựa trên sự vận hành của vũ trụ và các hành tinh xung quanh Trái Đất

Ở phương Tây, chiêm tinh học đa số chứa một hệ thống lá số tử vi (horoscope) có nội dung để giải thích các khía cạnh của nhân cách con người và dự đoán các sự kiện tương lai trong cuộc sống dựa trên vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác vào lúc sinh họ ra.

Ở phương Tây, chiêm tinh học dự đoán tương lai dựa vào mặt trời
Ở phương Tây, chiêm tinh học dự đoán tương lai dựa vào mặt trời

Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học là gì?

Mặt Trời: Bản chất thật, con người thật của bản thân

Mặt Trăng: Tính cách nội tâm bên trong, chỉ những thân thuộc mới có thể nhìn thấy

Cung mọc (AC): Ngoại hình, tính cách bên ngoài

MC: Cách chúng ta thể hiện trong sự nghiệp, địa vị, danh tiếng

Sao Kim: Cách chúng ta thể hiện trong tình cảm

Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học
Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học

Sao Mộc: Cách chúng ta đối nhân xử thế và sẽ gặp được may mắn gì nếu ăn ở tốt

Sao Thủy: Cách chúng ta tiêu tiền, giao tiếp với người khác

Sao Hỏa: Những khát vọng mà chúng ta mong ước và cách mà chúng ta hành động để thực hiện khát vọng ấy

Sao Thổ: Mặt hạn chế của bản thân và điều mà chúng ta thể hiện rất tệ

Ngoài ra còn có các chòm sao khác như Diêm Vương, Hải Vương, Thiên Vương. Những chòm sao này thường là xoay trong một thế hệ 10 năm. VD: 8x, 9x, 10x sẽ có những chòm sao này tương tự nhau.

wikiso-ban-do-sao-la-gi-y-nghia-cua-cac-hanh-tinh-nha-2

12 cung hoàng đạo và sự liên hệ với cơ thể con người

Theo Chiêm Tinh Học cổ xưa, không chỉ có các hành tinh có tác động lên cơ thể con người mà ngay cả 12 cung Hoàng Đạo cũng vậy. Hãy cùng xem bộ phận cơ thể gắn với 12 cung hoàng đạo là gì nhé!

12 cung hoàng đạo và sự liên hệ với cơ thể con người
12 cung hoàng đạo và sự liên hệ với cơ thể con người

Bạch Dương: vùng đầu, não, gương mặt

Bạch Dương được liên kết với phần đầu, mặt, đôi mắt và não trên cơ thể, ngoại trừ… cái mũi. Ngoài ra, là cung hoàng đạo thuộc nhóm lửa nên họ có khả năng suy nghĩ nhanh nhạy nhưng cũng vì nghĩ quá nhanh nên thường tự làm phức tạp hóa vấn đề với những suy nghĩ rối ren, rồi tự khiến bản thân mắc kẹt trong mớ bòng bong đó. Để hạn chế hành vi bốc đồng của mình, một Bạch Dương có thể kiềm chế cảm xúc bột phát của mình.

Cuối cùng, đau đầu thường là dấu hiệu cho thấy Bạch Dương đang gặp căng thẳng. Bạn cũng dễ mắc các chứng đau nhức vùng thái dương, dễ bị thương vùng mặt, rối loạn thị giác...

Bạch Dương: vùng đầu, não, gương mặt
Bạch Dương: vùng đầu, não, gương mặt

Kim Ngưu: vùng cổ, cổ họng, dây thanh quản

Chiêm tinh học cho thấy Kim Ngưu được cai trị bởi vùng cổ, cổ họng, dây thanh quản. Khi một họ ở trạng thái tốt nhất, đôi vai của họ rất vững chãi và phần cổ ngẩng cao. Tư thế đi đứng của chòm sao này lúc đó thẳng tắp, tạo khí thế hiên ngang, vững vàng, rất đáng tin cậy.

Thế nhưng, Kim Ngưu cũng rất dễ mắc phải những bệnh có liên quan để cổ họng và dây thanh quản, đặc biệt là viêm họng hạt.

Kim Ngưu: vùng cổ, cổ họng, dây thanh quản
Kim Ngưu: vùng cổ, cổ họng, dây thanh quản

Song Tử: cánh tay, phổi, bàn tay, hệ thần kinh

Bộ phận cơ thể mà Song Tử liên kết chính là bàn tay, phổi, tay và hệ thần kinh. Đó là nguyên nhân vì sao những người thuộc cung hoàng đạo này lại thông minh và giỏi xã giao nhất. Khi một Song Tử đang ở trạng thái tốt nhất, giọng nói của họ mạnh mẽ, âm vang và khi cảm xúc lên cao, họ rất dễ bị kích động, âm vực bao trùm cả căn phòng với cách nói năng hài hước, vui nhộn.

Tuy nhiên, khi suy nghĩ của Song Tử rơi vào tình trạng tiêu cực, sự lo lắng. Lúc này, giọng nói của họ không còn sự hào sảng và trơn tru nữa và thường xuyên mắc những bệnh có liên quan đến hệ hô hấp và dị ứng thuốc lá.

Song Tử: cánh tay, phổi, bàn tay, hệ thần kinh
Song Tử: cánh tay, phổi, bàn tay, hệ thần kinh

Cự Giải: ngực, “núi đôi”, dạ dày

Cự Giải là cung hoàng đạo có liên quan mật thiết đến gia đình và tính mẫu tử. Chính vì vậy, phần ngực (đặc biệt là “núi đôi” ở phụ nữ) và dạ dày là những bộ phận cơ thể có liên kết với Cự Giải.

Khi bị stress, sự bực bội dâng lên khiến chòm sao này thường gặp các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, quặn bụng, chứng khó tiêu... đặc biệt, căng thẳng mà họ gặp thường là về mặt tình cảm.

Cự Giải: ngực, “núi đôi”, dạ dày
Cự Giải: ngực, “núi đôi”, dạ dày

Sư Tử: trái tim, cột sống, vùng lưng

Trái tim được coi là “trung tâm” của sự sống và lưng (cột sống) là “chiếc trụ” chống đỡ cơ thể. Vậy nên Sư Tử luôn tự tin làm chủ cuộc sống của mình.

Dù vậy, Sư Tử cũng rất dễ gặp phải những chấn thương cong vẹo cột sống hoặc nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, phần cơ thể mà Sư Tử cai quản cũng là chìa khóa giúp họ chữa bệnh. Bằng cách đáp ứng nhu cầu của bản thân, được thoải mái sáng tạo nghệ thuật và làm bất cứ điều gì trái tim mình muốn, Sư Tử sẽ luôn tràn đầy năng lượng và tình yêu cuộc sống.

Sư Tử: trái tim, cột sống, vùng lưng
Sư Tử: trái tim, cột sống, vùng lưng

Xử Nữ: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, lá lách

Xử Nữ luôn nghiêm túc và trật tự. Điều này được phản ánh trong chế độ tự chăm sóc cơ thể mà họ luôn tuân thủ để giữ cho cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Chính vì vậy, những bộ phận cơ thể có liên kết với Xử Nữ gồm hệ tiêu hóa (ruột non, ruột già) và lá lách.

Tuy nhiên, những người thuộc cung Xử Nữ thường dễ gặp như đau quặn bụng, đau nhói bụng dưới... Họ thậm chí có thể cảm thấy hơi buồn nôn, giống như đã ăn phải thứ gì đó tồi tệ.

Xử Nữ: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, lá lách
Xử Nữ: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, lá lách

Thiên Bình: thận, da, lưng dưới, hông, mông

Chiêm tinh học cho thấy Thiên Bình là cung hoàng đạo của sự cân bằng, hài hòa. Những bộ phận có liên hệ với Thiên Bình đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự “cân bằng” trong cơ thể: Thận giúp cân bằng môi trường nội môi, Hông giữ trọng tâm cho cơ thể, làn da giúp điều hòa nhiệt độ…

Nhưng nếu như gặp các rắc rối về da như mụn nhọt, dị ứng, mẩn đỏ... Thiên Bình có thể trở nên suy sụp và stress rất nhiều.

Thiên Bình: thận, da, lưng dưới, hông, mông
Thiên Bình: thận, da, lưng dưới, hông, mông

Hổ Cáp: “vùng kín”, bàng quang, hệ bài tiết

Không có gì ngạc nhiên khi chòm sao được mệnh danh gợi cảm và bí ẩn như Hổ Cáp cai quản hệ thống sinh sản và cơ quan sinh dục. Nằm trong nhóm Kiên Định với đặc trưng là sự ổn định, Hổ Cáp cũng được ban tặng cho sự chắc chắn và sự bảo vệ, đó là lý do họ còn gắn với phần hông. Suy cho cùng, nếu không có hông, làm sao cơ thể con người có thể mang thai đủ tháng?

Tuy nhiên, Hổ Cáp rất dễ mắc phải những bệnh có liên quan đến đường tình dục và bài tiết, đặc biệt là hệ thống niệu đạo.

Hổ Cáp: “vùng kín”, bàng quang, hệ bài tiết
Hổ Cáp: “vùng kín”, bàng quang, hệ bài tiết

Nhân Mã: vùng đùi, gan, dây thần kinh tọa

Với Nhân Mã, bạn được vũ trụ ban tặng cai quản các bộ phận đùi, chân và gan. Cuộc sống của họ giống như những chuyến phiêu lưu, sẽ không dễ gì dừng chân cố định ở một nơi quá lâu. Với tâm hồn thích bay nhảy, chắc chắn một Nhân Mã sẽ không bỏ qua cơ hội được nếm thử tất cả các món ăn ngon trong chuyến du lịch của họ.

Tuy nhiên, lá gan của Nhân Mã rất dễ gặp phải tổn thương khi vui chơi chè chén quá đà. Đùi và hệ thống thần kinh tọa của Nhân Mã cũng vậy.

Nhân Mã: vùng đùi, gan, dây thần kinh tọa
Nhân Mã: vùng đùi, gan, dây thần kinh tọa

Ma Kết: các khớp, bộ xương, răng

Ma Kết có liên kết với những khớp xương, hệ thống xương chống đỡ cơ thể và răng. Cung hoàng đạo có hàm răng đẹp nhất chính mà Ma Kết, họ nổi tiếng với nụ cười tỏa sáng với hàm răng trắng và đều. Điều này giúp họ trở nên thu hút trong mắt người khác.

Tuy nhiên, khi Ma Kết cảm thấy mệt mỏi, đầu gối của họ có thể bắt đầu đau nhức, cho họ biết rằng đã đến lúc cần nghỉ ngơi.

Ma Kết: các khớp, bộ xương, răng
Ma Kết: các khớp, bộ xương, răng

Bảo Bình: hệ tuần hoàn, mắt cá chân, ống chân

Bảo Bình có liên kết với hệ tuần hoàn, ống chân, bắp chân và đặc biệt là mắt cá chân vì những người này thông minh và lập dị. Đôi chân của Bảo Bình có thể đang đi trên mặt đất, thế nhưng đầu óc đã kịp “bay bổng” giữa vũ trụ bao la. Khi gặp chông gai, họ dễ cảm thấy khó thở. Điều này là bởi vì Bảo Bình cũng cai quản hệ tuần hoàn!

Bảo Bình rất dễ mắc phải những bệnh có liên quan đến hệ tuần hoàn. Mắt cá chân cũng là “gót chân Achilles”, vùng nhạy cảm tối kỵ của Bảo Bình.

img-bgt-2021-min-1647159280-width700height872

Song Ngư: bàn chân, hệ bạch huyết, ngón chân

Song Ngư lại là cung cuối cùng của vòng tròn hoàng đạo, đưa chúng ta đến cuối một chu kỳ, không có gì ngạc nhiên khi chòm sao này cai quản bàn chân và hệ thống bạch huyết, cũng được kết nối với mọi bộ phận khác của cơ thể. Đối với một Song Ngư, không có cách giải tỏa tâm trạng tồi tệ nào tốt hơn ngoài việc cởi giày và đứng trên một bãi cỏ tự nhiên hay một mặt cát ướt trên biển. Vậy nên Song Ngữ rất dễ gặp tổn thương ở lòng bàn chân và hệ bạch huyết, miễn dịch suy yếu.

sao-han-4

Trên đây là những thông tin liên quan đến chiêm tình học. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn thật nhiều trong cuộc sống.