Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây được xem là ngày Tết truyền thống của văn hoá dân gian phương Đông. Tết Đoan Ngọ có thể hiểu là ăn vào buổi trưa.
Với người Việt, ngày này còn có tên là Tết diệt sâu bọ, nên sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại mùa màng. Bên cạnh đó, dân gian cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người có ký sinh gây hại khó tiêu diệt.
Vì thế, vào 5/5 âm lịch, lúc loại ký sinh này ngoi lên, con người thường ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát, rượu nếp để diệt trừ.
Làm gì vào Tết Đoan Ngọ?
Vào ngày này, những người trong gia đình thường tụ tập ăn uống vào buổi sáng - trưa để diệt sâu bọ, bệnh tật. Ở một số địa phương, người ta còn dùng lá mùi tắm để phòng bệnh và mua xương rồng cho vào nhà nhằm đuổi tà ma.
>> Bạn đã biết ý nghĩa về tết hàn thực và những điều nên làm trong ngày lễ này?
Tết Đoan Ngọ ăn gì? Những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ
Cơm rượu nếp
Đây là một trong những món ăn phổ biến nhất trên mâm cơm ngày Tết Đoạn Ngọ. Cơm rượu nếp trắng và rượu nếp cẩm chính là hai loại phổ biến nhất. Dân gian quan niệm nằng món ăn này có men rượu nồng hoà quyện cùng vị cay của rượu, có tác dụng loại bỏ ký sinh trùng có hại.
Bánh ú nước tro (bánh tro, bánh ú)
Một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ chính là bánh ú và bánh gio. Món bánh ú nước tro có đặc tính tư âm vì chứa nguyên vật liệu tính âm, vì thế dùng để trung hoà chất độc tích lại, bảo vệ sức khoẻ.
Các món chè
Món chè được khá nhiều vùng ưa chuộng trong Tết Đoan Ngọ, tuy nhiên mỗi nơi lại có một loại khác nhau. Miền Nam sẽ dùng chè trôi nước thanh mát, bổ dưỡng, còn miền Trung ăn chè kê, chè hạt sen thanh đạm.
Thịt vịt
Có thể nói, trong mâm cơm Tết Đoan Ngọ không thể thiếu món thịt vịt. Đây là món ăn có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương và làm mát cơ thể. Thịt vịt cũng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuỳ vào sở thích của mỗi gia đình.
Hoa quả, trái cây
Một món ăn nữa không thể nào thiếu đó chính là hoa quả. Hầu như loại quả nào cũng có thể dùng để diệt sâu bỏ, chỉ cần chúng đang vào mùa là được. Thời điểm này, miền Nam vào mùa xoài, chôm chôm, sầu riêng…còn miền Bắc lại chuộng vải, đào, mận…
Nội dung trên trả lời cho câu hỏi: Vì sao cứ đến Tết Đoan Ngọ người ta lại ăn những món này? Tết Đoan Ngọ đến cận kề, gia đình bạn đã chọn được món ăn phù hợp để quây quần bên nhau chưa?
Tin nên đọc:
>> Tin khẩn cấp: Bão số 2 giật cấp 10 đang tiến gần đất liền, gây mưa lớn cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
>> TP.HCM: Cô gái "liều mình" cướp ngân hàng vì ước mơ bước chân vào showbiz
>> Ai là người nhận nhiều thẻ nhất ở đội tuyển Việt Nam?
>> Hành động "tình thương mến thương" giữa cầu thủ Malaysia và Duy Mạnh sau pha va chạm