Đời Sống

Nam sinh trường chuyên nhảy lầu tự tử: Giây phút ám ảnh của cha và sự đau lòng của người ở lại

Minh Anh - 01/04/2022 22:47 GMT+7

Sự việc nam sinh trường chuyên nhảy lầu tự tử trở thành những câu chuyện gây ám ảnh đối với tất cả mọi người trong ngày 1/4.

Liên quan đến vụ việc nam sinh L.N.N.M. sinh năm 2006, đang theo học tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nhảy từ tầng 28 chung cư Văn Phú Victoria xuống tử vong. Tối 1/4, mạng xã hội lan truyền những thông tin đau lòng, có lẽ bất kỳ phụ huynh nào cũng cảm thấy ám ảnh khi xem và nghĩ đến con mình. 

Cụ thể, một chia sẻ trên mạng xã hội có nội dung như sau: 

bo-o

"GIÂY PHÚT ÁM ẢNH CẢ ĐỜI NGƯỜI BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN.

Em là học sinh trường chuyên Amsterdam Hà Nội, có lẽ vì quá áp lực từ phía bố mẹ nên đã làm điều dại dột vào chiều nay và không qua khỏi. Đau lòng thay giây phút ấy người bố tận mắt chứng kiến trong sự bất lực không thể cứu con.

Cậu con trai đang ngồi học bỗng đi ra hành lang rồi chốt cửa, trước khi làm điều dại dột em đã nói với bố: "Bố ra xem cuối quyển vở địa con viết gì?" Người bố không hiểu chuyện gì nhưng vẫn làm theo, khi vừa đọc được vài dòng bắt đầu hiểu ra câu chuyện thì cũng là lúc tận mắt nhìn thấy con trai làm điều dại dột. Bất lực chạy đến, gào khóc....

Những dòng chữ nghuệch ngoạc của em để lại khiến nhiều người bật khóc. Em tiếc nuối những bài nhạc đang nghe dở, những games chơi cùng bạn bè, những bộ phim chưa xem hết,... Quyết định của em cũng không phải bộc phát mà là những tích tụ đã có từ rất lâu rồi. 

Em không trách cha mẹ, em tự nhận bản thân mình tiêu cực quá và không có cách nào để thoát ra được điều đó. Khi bản thân cảm thấy mệt mỏi, em đã lựa chọn giải thoát cho cuộc sống của mình. 

Bản thân em cũng rất hiểu chuyện, đã gửi lời xin lỗi đến gia đình về những hành động của mình. 

>> Clip đau lòng: Nam sinh Hà Nội nhảy từ tầng 28 tử vong, để lại thư tuyệt mệnh

nam-sinh-roi-tu-tang-28-tu-vong

Có thể nói, qua những suy nghĩ và hành động của cậu bé, đây không phải là câu chuyện bốc đồng mà là cả một quá trình tích luỹ lâu dài. Được biết, trong thời điểm nhảy từ tầng cao xuống, em đang ngồi học lúc 3 giờ sáng, không ngủ, không nghỉ. Đáng lẽ ở cái tuổi còn trẻ, em cần nghỉ ngơi đầy đủ để phát triển thể chất lẫn trí não, nhiều phụ huynh lại không biết cách nói chuyện với con để giải quyết vấn đề.  

Đây chính là một bài học cho tất cả những ai đang làm cha, làm mẹ, nuôi dạy bất kỳ đứa trẻ nào. Chúng ta luôn kỳ vọng vào con cái nhưng cần có điểm dừng và giới hạn. Đừng dùng suy nghĩ của bản thân để áp đặt lên chúng, ép những đứa trẻ phải thực hiện bằng được mong muốn, định hướng của cha mẹ. 

Hãy uốn nắn, rèn dạy và chỉ đường đúng đắn, là ngọn đèn soi sáng hướng đi cho con cái. Đừng trở thành một người độc đoán, yêu cầu con phải đáp ứng những nguyện vọng của mình. Hãy cho chúng thời gian để nghỉ ngơi, để thư giãn, để được phục hồi lại bản thân sau những phút giây căng thẳng của học hành, cuộc sống. 

Mỗi bậc phụ huynh cần làm người lắng nghe và đồng hành cùng con. Tuổi trẻ cũng có những áp lực nhất định, khi tâm lý chưa vững vàng, gia đình cần là người bên cạnh động viên, khuyến khích con tiến về phía trước.