Nhiều nước đang cân nhắc đến việc triển khai mũi tiêm Covid-19 thứ ba nhưng chưa rõ hiệu quả bảo vệ của các mũi tiêm vaccine bổ sung này sẽ kéo dài bao lâu. Các nhà khoa học cho biết điều này còn phụ thuộc vào từng cá nhân, điều kiện mỗi quốc gia và cả loại vaccine liên quan.
WHO cho biết, chưa có bằng chứng nào cho thấy cần tiêm bổ sung mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba. Tổng Giám đốc WHO Tedros cũng chỉ trích một số quốc gia giàu có khi lên kế hoạch tiêm chủng bổ sung trong khi còn nhiều nơi trên thế giới đang khan hiếm vaccine.
Cụ thể, Mỹ đã đặt 200 triệu liều vaccine Moderna và cân nhắc đến việc tiêm mũi vaccine thứ ba trong khi Israel bắt đầu tiêm mũi thứ ba cho những người có hệ miễn dịch kém từ cuối tuần trước.
Vương quốc Anh cũng chuẩn bị tiêm mũi vaccine thứ ba cho những người cao tuổi vào tháng 9 tới, trong khi Trung Quốc đang đánh giá hiệu quả của vaccine.
Ngay cả Indonesia - nước đang chật vật tìm nguồn vaccine cho dân số 270 triệu người cũng cam kết sẽ tiêm mũi thứ 3 bằng vaccine Moderna cho các nhân viên y tế đã tiêm chủng 2 mũi Sinovac.
Nếu hiệu quả bảo vệ của vaccine giảm đi theo thời gian, mũi tiêm bổ sung có thể giúp hệ miễn dịch được nhắc lại. Việc này cũng khá phổ biến ở một số loại vaccine khác, mọi người thường được khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine ngừa uốn ván và bạch hầu mỗi 10 năm.
Virus có thể biến đổi và “né tránh” hệ miễn dịch nên các loại vaccine cũng cần phải được điều chỉnh để đối phó với các biến thể mới, trong đó có bệnh cúm.
Tuy nhiên, một nhà khoa học cũng khẳng định, các quốc gia không nên vội vàng thực hiện chiến dịch tiêm mũi thứ 3 trên quy mô rộng nếu chưa có bằng chứng thuyết phục vì điều này sẽ làm lệch hướng nguồn cung vaccine khỏi các nước đang phát triển.
>>> Tin nên đọc: