Đời Sống

Tranh luận về đề thi "Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn...": Có đang phản giáo dục?

An Nhiên - 06/06/2021 18:00 GMT+7

Câu hỏi của đề thi văn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tại một trường chuyên đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận, thậm chí còn được đánh giá là đang phản giáo dục.

Đề thi văn vào lớp 10 của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn bao gồm 2 câu hỏi. Trong đó, câu số 1 (tính 4 điểm) có nội dung như sau:

"Trong cuốn sách “Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng”, Lu-Mannup đã chia sẻ: “Phương Tây có câu ngạn ngữ: “Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng”. Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu”.  

Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng?

Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên".

Ngay sau đó, đề thi này đã gây nên nhiều ý kiến tranh luận. Thậm chí có người còn cho rằng, câu hỏi có nội dung phản giáo dục.

de-thi-van-phan-giao-duc
Nội dung của đề thi văn vào lớp 10 gây ra nhiều tranh cãi

Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, tổ trưởng tổ văn trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) nhận định, đề bài này có nhiều vấn đề. Thầy Minh đánh giá: 

"Theo tôi, bản thân trích dẫn này không nên dùng để hỏi. Bởi dù là khoai tây hay là trứng thì cả hai đều bị động trước nước sôi, đều bị nước sôi làm cho biến đổi. Tức là cả trứng và khoai tây đều bị động trước hoàn cảnh. Không thể dùng hình ảnh nào để nói về bản lĩnh nội tại của con người trước hoàn cảnh". 

Bên cạnh đó, thầy cũng nhận định, yêu cầu “Nếu phải ở trong nước sôi em sẽ chọn làm nước sôi hay trứng?” là một cách hỏi tạo cảm giác ghê sợ, rùng rợn và dễ tạo nên những đàm tiếu không hay trong dư luận.

Giáo viên Ngữ Văn Hà Thị Nguyệt (giảng dạy tại một trường ở tỉnh miền Trung) cảm thấy đề thi cho một giả định phi lý và vô nghĩa:

"Với nội dung nước sôi là "hoàn cảnh", cứng - mềm là "bản lĩnh nội tại" là sự áp đặt, vì chẳng lẽ nếu khoai cứng, trứng mềm khi để chín là trái với tự nhiên? Giả định đó là chưa phù hợp. Hơn nữa, giả định này phản cảm, không mang tính giáo dục. Nói nước sôi trong văn học, học sinh thường hay nghĩ đến chi tiết độc ác của mẹ con Cám trong "Tấm Cám", hay nói cách khác đề thi không hướng đến tính nhân văn".

de-thi-van-phan-giao-duc-1
Nhiều người cho rằng, đề thi không phù hợp với các học sinh vì phản giáo dục

Trong khi đó, thầy Bạch Trọng Nhân, giáo viên trường THPT Gia Định đã chia nội dung câu trích dẫn ra làm 2 phần. Phần thứ nhất là ngạn ngữ của phương Tây, nghe qua thì có phần đúng về mặt hiện tượng nhưng mục đích cuối cùng dù trứng có cứng thì cũng trở thành thức ăn, tương tự như khoai tây đã bị luộc.

Phần thứ 2 là câu của người viết "Hoàn cảnh chẳng có lỗi, lỗi quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu". Câu văn này mặc dù hay nhưng lại đứng ở phía sau câu nói chỉ đúng về một phần nên cũng khiến người viết phải đắn đo về mặt giá trị.

Thầy Nhân còn nhấn mạnh lỗi nặng nhất của đề là ở câu lệnh "Nếu phải ở trong nước sôi... quả trứng". Thầy cho rằng, người ra đề đã không nghĩ đến sự rùng rợn và phản cảm của một giả định. 

Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, giáo viên mạng lưới môn Ngữ văn (Q.5, TP.HCM) lại cho rằng, tính phân loại ở đề thi này chưa cao. Theo thầy Huy, nhìn thì cảm thấy đề hay, tuy nhiên đề bài này vẫn chưa tạo được những quan điểm đa chiều. 

Một giáo viên ngữ văn tại Q.5 cũng cảm thấy vấn đề được gợi chưa mang tính mở. Bởi lẽ, có thể đa số thí sinh sẽ chọn “là quả trứng” dẫn đến phần bàn luận tương đối giống nhau.

Tin nên đọc:

>> Đen Vâu vào đề thi môn Toán tuyển sinh lớp 10: Hỏi MV Top 1 Trending “Trốn tìm” có bao nhiêu người đã xem?

>> Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ học sinh và giáo viên tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

>> Hà Nội: Các học sinh là F0, F1 được tuyển thẳng vào lớp 10

Tin phổ biến