Đời Sống

Từ vụ bé trai bị bỏng nặng vì “nghịch dại” đổ cồn vào lửa: Những điều quan trọng cha mẹ cần dạy con

Hương Ly - 06/12/2022 10:12 GMT+7

Vì nghịch dại cho cồn vào lửa, một bé trai bị ngọn lửa bắt vào người, phải chạy ra ngoài cầu cứu người lớn.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một bé trai bị ngọn lửa bao trùm lấy người vì nghịch dại cho cồn vào lửa. Theo tài khoản Đ.N.T chia sẻ: “Nhà có thằng em dại nghịch lửa. Hiện đã được cho đi cấp cứu tại Hà Nội. Em đăng lên để cảnh báo các bậc cha mẹ giáo dục con cái. Tuyệt đối cấm đổ cồn vào lửa đang cháy”.

photo-2-16702210949341033812470

Theo trích xuất từ camera gia đình cho thấy, sự việc xảy ra vào lúc 16h50 ngày 1/12. Ở thời điểm trên, một bé trai đang ngồi chơi một mình ở phòng khách. Vì tò mò, cậu bé đã cho cồn vào lửa mà không biết nguy hiểm đang rình rập. Ngay lập tức, ngọn lửa bùng lên dữ dội, bén vào quần áo của bé trai. Ngọn lửa bốc cháy không ngừng khiến nạn nhân hoảng loạn chạy ra ngoài cầu cứu người lớn.

90_90295265c419745e9d930882dc6d9

Theo tờ Tri thức và Cuộc sống, anh Đ.N.T (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, bé trai (sinh năm 2009) đã được gia đình đưa đi Bệnh viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội) để điều trị.

Nói về tình hình của nạn nhân, anh T. cho biết cậu bé bị bỏng hết cổ, má, tay phải và toàn bộ 2 chân. Chẩn đoán bé trai bỏng khoảng 30%, cấp độ 3, khả năng cao phải ghép da trong thời gian tới. Cũng theo chia sẻ từ người nhà, nạn nhân hiện đã tỉnh, có thể ngồi dậy trên giường.

Từ sự việc đau lòng trên, các vị phụ huynh cần phải nghiêm khắc dạy con về sự nguy hiểm của cồn, lửa. Cụ thể:

1. Cha mẹ trò chuyện với trẻ về lửa: Chỉ cho trẻ cách sử dụng diêm và bật lửa đúng cách, đồng thời giải thích sự nguy hiểm của lửa. Nói với trẻ rằng nếu chúng thấy diêm và bật lửa được đặt ngẫu nhiên, không được mở  ra mà phải nói ngay với cha mẹ mình. Nếu một đứa trẻ lần đầu tiên bị phát hiện nghịch lửa, nên giáo dục nghiêm khắc và đặt ra các quy tắc, nếu nghịch lửa một cách riêng tư, thì nên trừng phạt nghiêm khắc.

2. Để trẻ thực sự cảm nhận được sự nguy hiểm của hỏa hoạn: Cho trẻ xem tin tức về hỏa hoạn, phim giáo dục trẻ em về phòng chống cháy nổ hoặc đưa trẻ tham gia trải nghiệm thoát hiểm. Thảo luận với con bạn và để con hiểu rằng lửa có thể đốt cháy tất cả những thứ con yêu thích, kể cả đồ chơi, đồ ăn vặt, v.v.

3. Kể chuyện cho bé nghe: Trẻ em luôn thích được bố mẹ kể chuyện, có thể sử dụng cách kể chuyện, sử dụng kinh nghiệm của nhân vật chính trong truyện hoạt hình lồng ghép một số câu chuyện nhỏ về phòng chống cháy nổ để trẻ nhận thức cách phòng chống cháy nổ sẽ dần dần “ngấm” vào trí não của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý những điều sau:

1. Đặt diêm, bật lửa, nến, cồn,.. ngoài tầm với của trẻ em và cảnh báo trẻ em rằng những vật dụng này không phải là đồ chơi và không nên tùy tiện chơi.

2. Trong nhà không để trẻ em tiếp cận với các nguồn lửa, không để trẻ em nghịch các thiết bị điện, gas, công tắc bếp… trong nhà.

3. Dạy trẻ nhận biết các biển báo cháy thường được sử dụng, chẳng hạn như lối thoát hiểm an toàn, hướng dẫn sơ tán và các biển báo khác, đồng thời thoát hiểm đúng hướng khi gặp nguy hiểm.

4. Dạy trẻ học những kiến ​​thức tự cứu đơn giản, trong trường hợp hỏa hoạn, trẻ nên tùy theo tình huống cụ thể mà chọn cách thoát thân hoặc chờ trợ giúp, đồng thời gọi 114 càng sớm càng tốt. Nếu bén lửa vào người thì nên lăn xả ngay tại chỗ để dập lửa, không nên hốt hoảng bỏ chạy.

Tin phổ biến