Đời Sống

Vụ dùng điếu cày đánh người tử vong ở Hoà Bình có được xem là phòng vệ chính đáng?

Minh Anh - 15/08/2022 11:20 GMT+7

Vụ việc ở Lạc Thuỷ, Hoà Bình khiến một người tử vong thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đã xác nhận vụ việc xảy ra trên địa bàn. Theo đó, một vụ xô xát ở khu vực xã An Bình đã khiến một người đàn ông tử vong

Được biết, vụ việc xảy ra vào lúc 16h chiều 14/8 tại thôn Chợ Đập, xã An Bình. Nạn nhân được xác định là anh T.Đ.T (SN 1998) trú tại thôn Cây Rường, xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Nghi phạm của vụ việc là B.V.H (SN 1990) trú tại thôn Đồng Rặt, xã An Bình. 

Nguyên nhân gây ra vụ án mạng trên bắt nguồn từ việc mượn điếu cày. Nhóm anh B.V.H đang ngồi uống nước tại một quán trên địa bàn thì nhóm của T.Đ.T xuất hiện. 

"Sau khi hỏi mượn điếu cày không được, hai bên có xảy ra xô xát, anh B.V.H đã dùng điếu đập vào người T.Đ.T khiến nạn nhân bất tỉnh. Nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong sau đó" - lãnh đạo xã An Bình thông tin với Lao Động. 

Thông qua clip có thể thấy nạn nhân đã ra tay đánh một người trong nhóm của B.V.H trước. Về phía nghi phạm đã dùng điều cày đánh liên tiếp hai phát vào phần đầu và gáy T.Đ.T khiến nạn nhân gục xuống tại chỗ. 

Screen Shot 2022-08-15 at 11.16.00

Sau sự việc, nghi phạm vẫn tiếp tục tranh cãi về hành động trên, cho rằng bản thân không sai. Tuy nhiên, hai cú đánh mạnh vào phần nguy hiểm trên cơ thể đã khiến nạn nhân không qua khỏi. 

Liên quan đến vụ việc trên, cư dân mạng đặt ra câu hỏi về việc phòng vệ chính đáng trong trường hợp này. Tuy nhiên, hành động của nghi phạm có thể sẽ không được xem là phòng vệ bởi sau cú đánh đầu tiên, người này tiếp tục bồi thêm phát thứ hai, việc này vượt ra khỏi quy chuẩn phòng vệ chính đáng. Không chỉ vậy, trong trường hợp này, nghi phạm có thể lựa chọn cách khác để chống trả. Trường hợp trên có thể quy vào tội cố ý gây chết người. 

Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 không có quy định về điều kiện được xem là phòng vệ chính đáng tuy nhiên từ định nghĩa về “phòng vệ chính đánh” và từ thực tiễn áp dụng luật thì có thể thấy rằng một người thực hiện hành vi được xem là “Phòng vệ chính đáng” khi có những điều kiện sau:

- Điều kiện từ phía nạn nhân: Nạn nhân phải là người đang có hành vi trái pháp luật nhằm xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế và các văn bản pháp luật khác.

- Điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ: Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp. Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại đến các lợi ích đang hiện hữu xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.

- Điều kiện về sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

- Điều kiện về hành vi chống trả: Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của người khác, của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Theo Luật Việt Nam

Tin phổ biến