Đời Sống

Ấn Độ yêu cầu mọi công ty mạng xã hội xóa cụm từ “biến chủng Ấn Độ” của virus corona

Tường Vy - 23/05/2021 10:25 GMT+7

Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã viết thư yêu cầu mọi công ty mạng xã hội gỡ mọi nội dung có đề cập hoặc ám chỉ tới “biến chủng Ấn Độ” của virus corona.

Ngày 22/5, Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã gửi tới mọi công ty mạng xã hội một lá thư với nội dung: “Điều này là hoàn toàn SAI SỰ THẬT. Không có biến chủng Covid-19 nào được WHO đặt tên khoa học như vậy. Chưa báo cáo nào của WHO dùng cụm từ “biến chủng Ấn Độ” để nói về biến chủng B.1.617 của virus corona.”

Trả lời Reuters, một nguồn tin cao cấp trong chính phủ Ấn Độ cho hay, thông báo này được đưa ra để gửi đi thông điệp “to và rõ ràng” rằng cụm từ “biến chủng Ấn Độ” làm lan truyền thông tin sai sự thật và gây tổn hại tới hình ảnh của quốc gia Nam Á này.

Một giám đốc mạng xã hội cho biết sẽ rất khó để gỡ bỏ mọi nội dung chứa cụm từ này vì số lượng các bài đăng như vậy lên tới hàng trăm nghìn. Vị này còn nhận định “động thái như thế sẽ dẫn tới sự kiểm duyệt dựa trên từ khóa trong tương lai”.

a3
Bãi hỏa táng dành cho các bệnh nhân chết vì Covid-19 ở Ấn Độ ngày 3/5.

Biến chủng B.1.617 lần đầu được ghi nhận tại Ấn Độ. Ngày 11/5, WHO xếp loại B.1.617 là "biến chủng đáng lo ngại toàn cầu". Một ngày sau, chính phủ Ấn Độ ra tuyên bố cho biết cách gọi “biến chủng Ấn Độ” của truyền thông là vô căn cứ vì WHO chỉ gọi biến chủng này là B1.617.

Trên khắp thế giới, các biến chủng virus corona thường được bác sĩ và chuyên gia y tế gọi tên thông tục căn cứ vào địa điểm chúng được phát hiện, như biến chủng Nam Phi và Brazil.

Ấn Độ là nước chịu hậu quả nặng nề thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Hiện, quốc gia này có hơn 26,2 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn 295.000 ca tử vong. Số ca nhiễm mới mỗi ngày của Ấn Độ gần đây đã giảm, nhưng số ca tử vong trung bình trong 7 ngày qua vẫn ở mức cao, trên 4.000 người mỗi ngày.

>>> Tin nên đọc:

Nóng: Tìm ra cách hiệu quả để tiêu diệt 99,9% virus SARS-CoV-2 trong phổi

Xuất hiện virus Corona mới có thể lây truyền từ chó sang người

Dự báo đợt dịch COVID-19 thứ 4 không thể kết thúc trước cuối tháng 6

Tin phổ biến